Hướng đến hiệu quả, chất lượng
Theo số liệu của Sở KH&ĐT Hà Nội, năm 2017, thu hút đầu tư nước ngoài (FDI) vào Hà Nôi đạt 3,575 tỷ USD (mục tiêu thu hút vốn FDI của Hà Nội năm 2017 đạt hơn 3 tỷ USD).Nổi bật trong nhóm DN đã đầu tư vào Hà Nội trong năm qua là các DN đến từ Singapore và Nhật Bản như: Dự án Trung tâm thương mại Aeonmall Hà Đông (192,5 triệu USD), Dự án nhà máy nước Hanwha Aero Engines tại Việt Nam (200 triệu USD), CocaCola thực hiện tăng vốn thêm 319,8 triệu USD, 3 dự án đầu tư phát triển xây dựng mạng lưới phân phối nước sạch (327 triệu USD). Bằng cơ chế kêu gọi vốn xã hội hóa, TP đã khởi công Công viên Kim Quy - khu công viên đẳng cấp quốc tế tại huyện Ðông Anh, công viên và hồ điều hòa CV1 khu đô thị mới Cầu Giấy.Ảnh mang tính chất minh họa. Nguồn: Internet. |
Cùng với đó, lĩnh vực hạ tầng, giao thông, bãi đỗ xe, bến xe, thể thao, du lịch, giáo dục, y tế cũng thu hút nhiều nhà đầu tư (NĐT)… Trong tháng cuối năm, Hà Nội cấp giấy chứng nhận đầu tư cho hàng loạt dự án lớn như: Dự án xử lý chất thải rắn Tả Thanh Oai với số vốn đăng ký 220 triệu USD, của Tập đoàn Nidec với số vốn đăng ký 400 triệu USD; Nhà máy điện rác Sóc Sơn với số vốn đăng ký 319 triệu USD; Trường đua ngựa với số vốn đăng ký 420 triệu USD...
Giám đốc Sở KH&ĐT Hà Nội Nguyễn Mạnh Quyền cho biết, TP đã xác định, trọng tâm ưu tiên hàng đầu trong công tác chỉ đạo điều hành là thực hiện đồng bộ các giải pháp, nâng cao chất lượng cuộc sống của người dân Thủ đô, hướng tới đến TP thông minh - đô thị xanh đạt các tiêu chuẩn, quy chuẩn khu vực và thế giới. Không chỉ tập trung vào các dự án phát triển kinh tế, xây dựng cơ sở hạ tầng, TP còn tập trung thu hút trong 5 lĩnh vực: Môi trường, nước sạch, y tế - giáo dục, giao thông, công viên - khu vui chơi giải trí. Thu hút các dự án có chất lượng, quy mô lớn, có giá trị gia tăng cao, sử dụng công nghệ hiện đại, thân thiện với môi trường, nhất là trong các lĩnh vực công nghệ thông tin, công nghệ cao, công nghệ sinh học...Thực hiện quyết liệt những cam kếtĐể có được kết quả ấn tượng về thu hút đầu tư là sự phối hợp đồng bộ giữa các sở, ban, ngành của TP. Công tác cải cách hành chính, phối hợp liên thông đã rút ngắn từ 30% đến 60% thời gian giải quyết thủ tục hành chính trong các lĩnh vực: Đăng ký kinh doanh, đất đai, đầu tư... Điều này không chỉ tạo niềm tin với NĐT trong nước mà còn góp phần nâng cao năng lực cạnh tranh, uy tín của quốc gia. Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong đăng ký kinh doanh. Triển khai đăng ký qua mạng trực tuyến mức độ 3, mức độ 4 đối với thủ tục cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư cho NĐT nước ngoài. Tỷ lệ DN kê khai thuế điện tử đạt trên 98%, nộp thuế điện tử duy trì ở mức trên 95%...Đặc biệt, năm 2017, Hà Nội đã thực hiện nhiều cuộc tiếp xúc kêu gọi đầu tư, đưa ra cam kết tạo điều kiện cho DN nước ngoài phát triển bền vững như: Tọa đàm “Gặp gỡ Canada”; “Gặp gỡ Hoa Kỳ”; Tham gia “Hội nghị thượng đỉnh kinh doanh Việt Nam 2017” trong Tuần lễ cấp cao APEC Việt Nam 2017; Tọa đàm “Trao đổi, hợp tác xúc tiến đầu tư, du lịch giữa Hà Nội và Nhật Bản”;... Cùng với đó, TP tổ chức thành công “Hội nghị Hà Nội 2017”. Riêng tại hội nghị này, TP Hà Nội đã trao quyết định chủ trương đầu tư cho 48 dự án với tổng vốn đầu tư đăng ký trên 74.370 tỷ đồng.Năm 2018, Hà Nội xác định sẽ cải thiện mạnh mẽ môi trường đầu tư, kinh doanh, khuyến khích đổi mới sáng tạo, khởi nghiệp, phát triển DN, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế; Kịp thời tháo gỡ khó khăn, vướng mắc, xóa bỏ rào cản cho người dân, DN, thúc đẩy tăng trưởng; phấn đấu số DN thành lập mới tăng 12% trở lên.Xây dựng nền hành chính hiện đại, chuyên nghiệp, để giảm thời gian và chi phí cho DN. Toàn bộ các quy hoạch ngành, quy hoạch phân khu, kế hoạch sử dụng đất được Hà Nội cam kết công bố công khai, minh bạch. Tất cả đều nhằm xây dựng một môi trường đầu tư kinh doanh thông thoáng, để thu hút mọi nguồn lực trong và ngoài nước đầu tư vào phát triển kinh tế - xã hội của Thủ đô. Với sự quyết tâm và quyết liệt, tin tưởng năm 2018 Hà Nội sẽ tiếp tục đón những làn sóng đầu tư mạnh mẽ hơn.