Thủ tướng Chính phủ: Làm việc cầm chừng sẽ làm giảm hiệu quả công việc

Khắc Kiên
Chia sẻ Zalo

Kinhtedothi - Đây là ý kiến của Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc tại phiên họp thường kỳ tháng 6/2017 diễn ra ngày 3/7.

Hội nghị có sự tham dự của các cơ quan thuộc Chính phủ, Bí thư, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Thành ủy, Chủ tịch UBND các tỉnh, thành trực thuộc Trung ương… và các tất cả các tỉnh trên cả nước theo hình thức trực tuyến.
 Thủ tướng: Có cơ sở, căn cứ để đạt tăng trưởng cả năm 6,7%
Kết quả bước đầu
Phát biểu khai mạc, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc cho rằng dù còn nhiều khó khăn nhưng công tác điều hành, chỉ đạo của Chính phủ đã có nhiều đổi mới, đem lại kết quả bước đầu.
Cụ thể, kinh tế vĩ mô ổn định. Lạm phát ở mức thấp, 6 tháng chỉ tăng 0,2%. Tăng trưởng

 Phiên họp tháng 6/2017 dự kiến diễn ra trong 1,5 ngày. Trong cả ngày 3/7, Hội nghị bàn về tình hình kinh tế - xã hội 6 tháng đầu năm 2017; tình hình triển khai Nghị quyết số 01/NQ-CP về nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu chỉ đạo, điều hành thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và dự toán NSNN năm 2017; kiểm điểm công tác chỉ đạo điều hành của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ 6 tháng đầu năm 2017; báo cáo công tác thanh tra, giải quyết khiếu nại tố cáo, phòng chống tham nhũng; báo cáo tình hình thực hiện Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh; báo cáo công tác cải cách hành chính; báo cáo tình hình thực hiện Nghị quyết số 19-2017/NQ-CP; báo cáo thực hiện Nghị quyết 36a/NQ-CP về Chính phủ điện tử; báo cáo tình hình thực hiện Nghị quyết số 35/NQ-CP về hỗ trợ và phát triển doanh nghiệp đến năm 2020.

Sáng ngày 4/7, Chính phủ sẽ họp bàn về thể chế.

phục hồi mạnh, quý I đạt 5,15%, quý II tăng 6,17%. Đây là sự tăng trưởng rất ngoạn mục, theo đánh giá của ngành tổng hợp-thống kê và các nhà kinh tế. Kết quả, tăng trưởng GDP 6 tháng đạt 5,73%, trong đó nông nghiệp, dịch vụ phục hồi mạnh. Khách quốc tế tăng trên 30%. Việt Nam là 1 trong 12 nước dẫn đầu về tăng trưởng du lịch của thế giới. Xu hướng kinh doanh tốt hơn. Tín dụng tăng 8%, cao nhất so với cùng kỳ trong 6 năm. Chứng khoán tăng cao nhất trong 9 năm, kể từ tháng 3/2008, chỉ số VN-Index đạt trên 777 điểm vào ngày 30/6 vừa qua. Chỉ số PMI do Nikkei đánh giá trong tháng 6 đạt 52,6 điểm, chứng tỏ sản xuất của Việt Nam tiếp tục phát triển. Xuất khẩu tăng gần 19%, cao hơn nhiều so với cùng kỳ. Tính cả xuất nhập khẩu thì 6 tháng kim ngạch thương mại hai chiều đạt khoảng 200 tỷ USD. Thu ngân sách tăng mạnh, có nhiều giải pháp bảo đảm nguồn thu. Vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) tăng mạnh, tổng vốn đăng ký mới, bổ sung và góp cổ phần đạt trên 19 tỷ USD, tăng 54,8%, vốn thực hiện 7,7 tỷ USD, tăng 6,5%. Có trên 61.000 doanh nghiệp đăng ký mới với tổng số vốn gần 600.000 tỷ đồng.
Đạt mục tiêu, khó mấy cũng phải hoàn thành
Bên cạnh những mặt đạt được, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc cũng cho rằng, tại Hội nghị
 Tại đầu cầu Hà Nội, thay mặt UBND TP Hà Nội, Chủ tịch Nguyễn Đức Chung báo cáo tình hình triển khai thực hiện Nghị quyết số 01/NQ-CP Chính phủ trong 6 tháng đầu năm và một số nhiệm vụ trọng tâm 6 tháng cuối năm 2017 của TP. Trong đó, Chủ tịch Nguyễn Đức Chung cho rằng, dù đạt được những kết quả khả quan nhưng vẫn còn những tồn tại, hạn chế và 6 tháng cuối năm dự báo còn nhiều khó khăn, thách thức; thời tiết diễn biến phức tạp, khí hậu nắng nóng, diễn biến khó lường. Để hoàn thành chỉ tiêu tăng trưởng cả năm từ 8,5 - 9,0%, 6 tháng cuối năm phải tăng trên 9,5%, UBND TP Hà Nội sẽ quyết kiệt chỉ đạo các ngành, các cấp triển khai thực hiện đồng bộ các nhiệm vụ, giải pháp theo các Chương trình, Kế hoạch TP đã ban hành, bám sát các Chỉ thị, Nghị quyết của Trung ương để hoàn thành các chỉ tiêu KTXH năm 2017
này chúng ta thẳng thắn đưa ra hạn chế khó khăn. Trước hết là trong nông nghiệp, giá bán giảm ảnh hưởng đến người sản xuất. Tăng trưởng công nghiệp còn thấp hơn cùng kỳ các năm, hiện chưa có biện pháp gì để tăng trưởng dầu khí.
Còn nhiều vấn đề bức xúc như ngộ độc tập thể, mất vệ sinh an toàn thực phẩm, ô nhiễm môi trường, chặt phá rừng, xạt lở bờ sông, khai thác cát trái phép. Trật tự an toàn tại một số địa bàn còn phức tạp, nạn phát rừng, cát tặc khiến nhân dân bất an”.
Từ những bất cấp chỉ ra, Thủ tướng cho rằng nhiệm vụ 6 tháng còn rất nặng nề. Bởi muốn tăng trưởng cả năm 6,7% thì 6 tháng cuối năm phải tăng trưởng 7,42% con số đó không hề dễ dàng.
“Đây là mục tiêu cao nhưng chúng ta có cơ sở, có căn cứ để đạt được, bởi vậy, chúng ta phải quyết tâm, nỗ lực, cố gắng, hành động quyết liệt và cải cách mạnh mẽ hơn nữa, đặc biệt ở các TP lớn và các vùng kinh tế trọng điểm” – Thủ tướng nhấn mạnh. Đồng thời đề nghị các thành viên Chính phủ, các địa phương phát biểu ý kiến tập trung vào các giải pháp cụ thể, từng ngành phải làm gì để đảm bảo, thúc đẩy tăng trưởng.
Theo người đứng đầu Chính phủ, phiên họp cần bàn và đưa ra giải pháp cụ thể khắc phục khó khăn, vướng mắc, giải pháp giải ngân vốn, đầu tư công, cổ phần hoá DNNN và thoái vốn, cải cách mạnh mẽ hơn thủ tục hành chình vì người dân và DN còn kêu vấn đề này rất nhiều. Cùng với đó, phải quan tâm hơn vấn đề xã hội bức xúc: ô nhiễm môi trường, TNGT, mất an toàn trật tự xã hội...
Đặc biệt, đề cập đến vấn đề cán bộ, công chức, Thủ tướng đánh giá một bộ phận cán bộ công chức, địa phương làm việc còn cầm chừng, không kiên quyết, không hiệu quả. Đáng lưu ý, có một bộ phận cán bộ chính quyền còn để lại tai tiếng khi tham nhũng, lợi ích nhóm... Ngoài ra, Thủ tướng cũng lưu ý việc giao quyền điều hành cho các Bộ, ngành, địa phương để không còn việc phải từ miền Nam ra ngoài này xin làm thủ tục.
Theo Thủ tướng, thực tế còn nhiều việc khó khăn cho doanh nghiệp và người dân. “Một giấy chứng nhận quyền sử dụng đất nơi công khai, nơi không công khai, tại sao không giống nhau? Có việc đó hay không?” – Thủ tướng đặt câu hỏi.
Trong chương trình Hội nghị có 8 báo cáo, nhưng để tiết kiệm thời gian, Thủ tướng đề nghị Bộ trưởng KH&ĐT Nguyễn Chí Dũng và Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Mai Tiến Dũng lần lượt trình bày tóm tắt báo cáo về kinh tế - xã hội và báo cáo về điều hành, chỉ đạo của Chính phủ, còn lại giành thời gian cho các bộ ngành, địa phương tham gia thảo luận.