Phùng Đức Lân (Tây Đằng, Ba Vì)
Trả lời
Theo văn bản quy phạm pháp luật về Chế định Thừa pháp lại tại Nghị định số 61/2009/NĐ-CP ngày 24/7/2009 và Nghị định 135/2013/NĐ-CP ngày 18/10/2013 và Thông tư liên tịch số 09/2014/TTLT-BTP-BTC-TANDTC-VKSNDTC ngày 28/2/2014 hướng dẫn thực hiện thí điểm chế định Thừa phát lại theo Nghị quyết số 36/2012/QH13 ngày 23/11/2013 của Quốc hội, tính đến thời điểm hiện nay chưa có điều khoản nào cho phép Thừa phát lại được áp dụng và được quyền xử phạt vi phạm hành chính về hành vi cản trở thi hành án.
Thừa phát lại khác với cơ quan Thi hành án dân sự là Chấp hành viên được quyền xử phạt hành chính về hành vi cản trở thi hành án quy định tại khoản 7, khoản 9, khoản 10 điều 20 “Nhiệm vụ quyền hạn của Chấp hành viên” của Luật Thi hành án dân sự được sửa đổi bổ sung năm 2014. Đối với quyền hạn, nhiệm vụ của Thừa phát lại theo quy định tại khoản 2 điều 5 Nghị định số 61/2009/NĐ-CP được quy định rõ trong điều 20 của Luật Thi hành án dân sự, trừ khoản 9 và khoản 10.
Thừa phát lại Phạm Anh Dũng - Phó trưởng Văn phòng Thừa phát lại Hai Bà Trưng
Câu hỏi bạn đọc xin gửi về địa chỉ: Báo Kinh tế & Đô thị, số 21 Huỳnh Thúc Kháng, quận Đống Đa, Hà Nội; Email: bandoc@ktdt.com.vn