Tỷ lệ hộ nghèo còn khoảng 5%
Ngôi nhà mái bằng kiên cố của gia đình anh Lăng Văn Tơ thôn Yên Sơn, xã Ba Vì, huyện Ba Vì nổi bật bên triền đồi. Ít ai biết, vài năm trước, gia đình anh Tơ còn thuộc nhóm hộ nghèo của xã. Thế nhưng từ năm 2013, nhờ được thụ hưởng các chính sách dân tộc của Đảng, Nhà nước và TP như hỗ trợ giống cây trồng, vật tư nông nghiệp, vay vốn ngân hàng chính sách xã hội, gia đình anh Tơ đã mạnh dạn chuyển đổi từ cây lúa sang trồng keo và chăn nuôi lợn, gà. Nhờ đó, chỉ sau vài năm, gia đình anh đã thoát nghèo, cuộc sống dần ổn định.Hái chè trên cánh đồng xã Ba Trại, huyện Ba Vì. Ảnh: Trọng Tùng |
Gia đình anh Tơ chỉ là một trong số những hộ ở thôn Yên Sơn gần đây nhất thoát nghèo. Ông Lăng Văn Hà - Bí thư Đảng ủy xã Ba Vì - địa phương có tỷ lệ nghèo lớn nhất Hà Nội, phấn khởi cho biết, số hộ nghèo chung toàn xã cũng đã giảm từ gần 49% đầu năm 2015, xuống còn khoảng 17% vào tháng 3/2017. Để đạt được kết quả quan trọng trên, xã đã chỉ đạo Ban Trợ giúp người nghèo của xã xây dựng, ban hành kế hoạch giảm nghèo và phân công nhiệm vụ cụ thể tới từng thôn, bản, theo từng năm. Đồng thời, thực hiện tốt vai trò ủy thác vay vốn tín dụng, tạo điều kiện cho vay phát triển sản xuất, giúp đỡ các hộ nghèo chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi, nâng cao giá trị ngành nông nghiệp…
Không chỉ tại xã Ba Vì, việc thực hiện các chính sách khuyến khích đổi mới sản xuất cũng được thực hiện nghiêm túc, kịp thời tại 13 xã khác thuộc 5 huyện có đồng bào dân tộc và miền núi sinh sống. Nhờ đó đến nay, tỷ lệ hộ nghèo vùng đồng bào dân tộc và miền núi của Thủ đô đã giảm xuống nhiều hiện chỉ còn khoảng 5%. Để đồng bào tự thân thoát nghèoNhận thức được công tác giảm nghèo là yếu tố quan trọng thúc đẩy phát triển bền vững vùng đồng bào dân tộc và miền núi, những năm qua, TP đã triển khai nhiều chính sách hỗ trợ sản xuất, đa dạng hóa nguồn sinh kế cho bà con. Trong giai đoạn mới, đây vẫn là nhiệm vụ được TP hết sức coi trọng.Theo Kế hoạch số 138, TP dự kiến bố trí trên 2.324 tỷ đồng nhằm “Phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc và miền núi của Thủ đô giai đoạn 2016 - 2020”. Trong đó, sẽ dành khoảng 75 tỷ đồng hỗ trợ phát triển sản xuất. Bên cạnh xây dựng chính sách dân tộc riêng, Hà Nội cũng nghiêm túc triển khai nhiệm vụ được T.Ư giao phó. Cụ thể hóa điều này, vừa qua, TP đã ban hành Kế hoạch số 101 về “Hỗ trợ đầu tư phát triển sản xuất cho các xã, thôn đặc biệt khó khăn thuộc Chương trình 135 giai đoạn 2017 - 2020 trên địa bàn Hà Nội”. Theo đó, Hà Nội sẽ bố trí tổng kinh phí dự kiến khoảng 55 tỷ đồng nhằm hỗ trợ sản xuất cho các hộ nghèo, hộ cận nghèo, nhóm hộ thuộc các xã, thôn khu vực I, khu vực II. Địa điểm triển khai thuộc 9 xã, trong đó có 6 xã thuộc huyện Ba Vì (Ba Vì, Khánh Thượng, Minh Quang, Vân Hòa, Ba Trại, Yên Bài), một xã thuộc huyện Mỹ Đức (An Phú) và hai xã thuộc huyện Quốc Oai (Đông Xuân, Phú Mãn).Các hoạt động trợ giúp tập trung vào thông tin - tuyên truyền, tập huấn kỹ thuật; hỗ trợ giống cây trồng - vật nuôi, phân bón, vật tư, xây dựng chuồng trại - vườn tạp, mua sắm máy móc - trang thiết bị và chi phí quản lý. Ông Nguyễn Tất Vinh - Trưởng ban Dân tộc TP Hà Nội cho biết, mục tiêu mà Kế hoạch số 138 và Kế hoạch số 101 hướng tới là 100% hộ đồng bào dân tộc biết tự tổ chức sản xuất để từng bước vươn lên thoát nghèo. Phấn đấu đến hết năm 2020, trên địa bàn Hà Nội không còn xã, thôn đặc biệt khó khăn.