Năm nay, những clip của nữ nghệ sĩ Prouvost Laure, David Shrigley, tác phẩm hội họa độc đáo của họa sĩ Lynette Yiadom-Boakye và màn trình diễn trong tourbin tại London Hall của Tino Sehgal... cũng không thoát khỏi sự nhòm ngó của dư luận.
Nữ nghệ sĩ Elizabeth Price giành giải Turner Prize 2012. |
Từ hơn một thập kỷ qua, Turner trở thành giải thưởng đóng một vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy sự phát triển của nghệ thuật đương đại, thậm chí còn được các nhà phê bình gọi là "công cụ tiếp thị" cho loại hình nghệ thuật còn khá mới mẻ và gây nhiều tranh cãi này. Điều đáng nói là, trong suốt 29 năm tồn tại, năm nào các tác phẩm là ứng viên cho giải thưởng trị giá tới 40.000 bảng Anh đều bị giới truyền thông đặt câu hỏi “là rác hay là nghệ thuật?”.
Được thành lập từ năm 1984, mang tên họa sĩ nổi tiếng người Anh J. M. W. Turner nhằm tôn vinh những nghệ sĩ là người Anh hoặc đang làm việc tại Anh không quá 50 tuổi, được lựa chọn thông qua những triển lãm nghệ thuật của các nghệ sĩ này tại Anh trong vòng một năm trước đó. |
Có lẽ không có một giải thưởng nào gây nhiều tranh cãi như Turner khi một số nhà bình luận cho rằng, đây là dịp để người ta đến thưởng thức những gì người ta thích, hoặc sẽ chán ghét những gì người ta vốn ghét bỏ thì nhiều người lại khẳng định các tác phẩm tranh giải Turner là "đồ bỏ đi" không hơn không kém. Thậm chí, năm ngoái, trước cửa phòng triễn lãm trưng bày các tác phẩm của bốn ứng viên vào vòng chung kết có hẳn một tấm biển ghi "coi chừng sốc" hoặc "phụ huynh nên cân nhắc nếu muốn dẫn trẻ con vào xem".
Hiện cả 4 nghệ sĩ lọt vào danh sách chung khảo 2013 đang bận rộn chuẩn bị cho cuộc triển lãm cùng nghệ sĩ được Tuner vinh danh năm ngoái. Từ nay đến ngày công bố người thắng cuộc cuối cùng vào ngày 2/12, giải thưởng Tuner chắc chắn sẽ tiếp tục lôi kéo mọi người vào một cuộc tranh luận mới. Dù chưa biết bên nào thắng cuộc nhưng có một điều chắc chắn là Turner một lần nữa đã tiếp thêm sinh lực cho nghệ thuật đương đại Anh quốc nói riêng, toàn cầu nói chung.