Mặc dù bị đình chỉ lưu hành viên nang cứng Neopeptine trên toàn quốc, thế nhưng người tiêu dùng vẫn dễ dàng mua được loại thuốc này ở các cửa hàng thuốc. Ảnh: Vũ Quỳnh |
Bán cả thuốc bị đình chỉ lưu hành
Cục Quản lý dược (Bộ Y tế) đã có văn bản đình chỉ lưu hành trên toàn quốc viên nang cứng Neopeptine (do Công ty Raptokos, Brett & Co., Ltd (ấn Độ) sản xuất, Công ty CP Dược phẩm Bến Tre nhập khẩu. Thuốc này bị đình chỉ lưu hành do không đạt tiêu chuẩn chất lượng về chỉ tiêu hàm lượng nhưng hiện nay nhiều cửa hàng thuốc trên địa bàn TP Hồ Chí Minh vẫn thản nhiên bán cho khách hàng. Trong những tháng vừa qua, Cục Quản lý dược cũng đã phạt và cảnh cáo 5 công ty sản xuất dược phẩm vi phạm về chất lượng thuốc không đảm bảo tiêu chuẩn. Đồng thời phạt và đình chỉ lưu hành các loại thuốc của 50 công ty nước ngoài sản xuất thuốc nhập vào nước ta kém chất lượng từ 1,5 - 2% và tỷ lệ thuốc giả đến 0,05%. Đó mới là thống kê được, còn thực tế thì chưa biết hết.Vào vai một người đi mua thuốc hỏi mua một vỉ Neopeptine, nhân viên hiệu thuốc không ngần ngại bán và tư vấn cách dùng cho khách hàng, loại thuốc mà Cục Quản lý dược đã đình chỉ lưu hành. Thuốc viên nang cứng Fenbrat 200M (Fenofibrat micronised 200mg do Công ty CP Dược phẩm và Sinh học y tế sản xuất, vẫn được bày bán, dù trước đó cũng bị Bộ Y tế đã đình chỉ lưu hành. Khi được hỏi về những loại thuốc đã bị yêu cầu thu hồi, người bán hàng khẳng định không nhận được bất kỳ thông tin gì, việc thu hồi thuốc kém chất lượng phải do công ty phân phối thuốc thực hiệnTheo một chuyên gia ngành dược, khi phát hiện ra thuốc kém chất lượng, ngành chức năng ra quyết định thu hồi nhưng trên thực tế không ai chịu trách nhiệm chính để giám sát việc thu hồi. Vì thế, không quá khó hiểu khi thuốc có quyết định thu hồi vẫn ngang nhiên tồn tại ở các quầy bán thuốc.Thực trạng kinh doanh thuốc hiện nay Ở nước ta khác với các nước phương Tây về việc mua bán thuốc. Nước ta muốn mua thuốc không cần toa của bác sĩ, chỉ cần nói tên thuốc, nói bệnh, nhân viên bán ngay, bao nhiêu cũng có và chưa có ai trả giá khi mua thuốc. Thuốc được mua trên mạng online, thuốc mua được quảng cáo từ hàng xách tay, thuốc mua ở nhà thuốc, các phòng khám tư của bác sĩ, thuốc bán trên các nhà thuốc vỉa hè và cả trên xe lưu động...Vấn đề quản lý dược phẩm hiện nay, hàng xách tay ai kiểm nghiệm? Mua hàng online ai kiểm nghiệm? Các loại thuốc đều có nguy cơ làm giả vì công nghệ làm bao bì hiện nay quá tinh xảo, khó phát hiện. Các loại thuốc như tim mạch, tiểu đường, ung thư, thần kinh, hỗ trợ yếu sinh lý... gây đủ loại phản ứng, ngộ độc thuốc, dị ứng, sốc phản vệ…Nhiều nơi người bán thuốc, mở cửa hàng thuốc nhưng chưa có giấy phép vẫn ngang nhiên bán thuốc. Họ thông qua cò làm giấy phép mua bán thuốc. Mới đây, ở Quận 12, TP Hồ Chí Minh có hai nhà thuốc bán thuốc loại không được phép bán, nhân viên cửa hàng trả lời: Họ không biết loại thuốc này bị cấm lưu hành. Quận Thủ Đức có hai nhà thuốc chưa có giấy phép kinh doanh nhưng vẫn bán thuốc, khi các cơ quan chức năng đến kiểm tra họ nói đang nhờ người xin giấy phép!?Người bệnh cần gì ở cơ quan quản lý Nhà nước?Người bệnh cần Bộ Y tế lập các đoàn kiểm tra liên ngành nhằm đánh giá thực trạng hoạt động cấp phép sản xuất, lưu hành, quảng cáo, giám định, chứng nhận chất lượng, chứng nhận hợp quy, hợp chuẩn đối với mặt hàng dược phẩm, mỹ phẩm, thực phẩm chức năng. Bên cạnh đó, Bộ Y tế cũng cần đề nghị các địa phương lập các đoàn kiểm tra tập trung vào các nội dung trong lĩnh vực dược, mỹ phẩm, thực phẩm chức năng, dược liệu, vị thuốc y học cổ truyền, gồm: Công tác tiếp nhận, phổ biến, triển khai các văn bản quản lý Nhà nước; công tác đấu tranh chống buôn lậu, gian lận thương mại, sản xuất, kinh doanh hàng giả, hàng kém chất lượng.Người bệnh cũng chờ đợi các cơ quan chức năng quản lý giá thuốc. Bởi hiện nay, giá thuốc đã vuột ra ngoài tầm kiểm soát Nhà nước. Thực tế, có nơi như Sở Y tế tỉnh Bình Dương mua thuốc bảo hiểm y tế không qua đấu thầu bị cơ quan Kiểm toán Nhà nước đề nghị công an điều tra.