Việt Nam vươn mình trong kỷ nguyên mới

Tổ chức Lễ rước Lửa truyền thống khai mạc Ngày Thơ Việt Nam lần thứ VIII

Chia sẻ Zalo

KTĐT - Chiều 23/2, Hội Nhà văn Việt Nam đã có buổi họp báo công bố kế hoạch chi tiết cho việc tổ chức Ngày Thơ Việt Nam lần thứ VIII. Theo đó, Lễ rước Lửa truyền thống khai mạc Ngày Thơ Việt Nam sẽ được tiến hành từ ngày 26/2 tại đền Thượng (Đền Hùng, Phú Thọ).

KTĐT - Chiều 23/2, Hội Nhà văn Việt Nam đã có buổi họp báo công bố kế hoạch chi tiết cho việc tổ chức Ngày Thơ Việt Nam lần thứ VIII. Theo đó, Lễ rước Lửa truyền thống khai mạc Ngày Thơ Việt Nam sẽ được tiến hành từ ngày 26/2 tại đền Thượng (Đền Hùng, Phú Thọ).

Đoàn Nhà văn Việt Nam và các văn nghệ sĩ Phú Thọ sẽ tiến hành Lễ xin lửa tại đền Thượng (Đền Hùng, Phú Thọ) chiều ngày 26/2 (tức 13/1 Âm lịch). Lửa truyền thống về dự Ngày Thơ Việt Nam tại Trường THPT Vũ Thê Lang - thành phố Việt Trì và được lưu giữ tại Hội Văn học nghệ thuật Phú Thọ. Ngày 27/2, Lửa truyền thống được diễu hành qua tỉnh Vĩnh Phúc về tới Hà Nội và được lưu giữ tại Hội Nhà văn Việt Nam – số 9, Nguyễn Đình Chiểu, Hà Nội. Ngày 28/2 (tức 15/1 Âm lịch), ngọn lửa được Ban Tổ chức rước tới Văn Miếu - Quốc Tử Giám để khai mạc Ngày Thơ Việt Nam lần thứ VIII. Ngọn lửa sẽ được lãnh đạo Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Hội Nhà văn Việt Nam, Thành phố Hà Nội nhận và đốt trên đài lửa chính.

Ngoài việc tổ chức Lễ rước Lửa truyền thống, Ngày Thơ Việt Nam lần thứ VIII còn có nhiều hoạt động đặc sắc như Lễ rước Chiếu dời đô, Lễ tưởng niệm các nhà văn liệt sĩ và tiền bối, Lễ thả thơ, ngâm thơ cổ, khai mạc Triển lãm Vườn thơ đất nước và Thơ trên gốm sứ, Sân thơ Thiếu nhi, Sân thơ quốc tế, tặng bằng khen cho các nghệ sĩ có công truyền bá thơ... Đặc biệt, Đêm chung kết thơ sinh viên sẽ được diễn ra vào tối ngày 27/2 (tức 14/1 Âm lịch) tại Văn Miếu - Quốc Tử Giám với Ban Chung khảo gồm các nhà thơ Hữu Thỉnh, Vũ Quần Phương, Bằng Việt, Nguyễn Đức Mậu, Đỗ Trung Lai, Ngô Thế Oanh, Nguyễn Trọng Tạo. Đêm thơ dự kiến sẽ có sự tham dự của hơn 1000 sinh viên.