Việt Nam vươn mình trong kỷ nguyên mới

Tổ chức lễ tưởng niệm và cầu siêu ở di tích lịch sử Chín Hầm

Chia sẻ Zalo

KTĐT - Chín Hầm được xem là địa ngục trần gian. Ở Chín Hầm, mỗi hầm có một lỗ thông hơi nhỏ, ban ngày thì ánh sáng lờ mờ, trời mưa nước thấm ướt, trời nắng trong hầm nóng như cái nồi rang.

KTĐT - Chín Hầm được xem là địa ngục trần gian. Đại tá Nguyễn Minh Vân, Cục Tình báo, Bộ Quốc phòng (nguyên bị tù cực hình ở Chín Hầm từ tháng 11/1961 đến tháng 11/1963) cho biết, ở Chín Hầm, mỗi hầm có một lỗ thông hơi nhỏ, ban ngày thì ánh sáng lờ mờ, trời mưa nước thấm ướt, trời nắng trong hầm nóng như cái nồi rang. Tù nhân không được ra ngoài đi vệ sinh, tất cả đều đi trong thùng một tuần mới có người đi đổ.

Lễ tưởng niệm và cầu siêu cho các anh hùng liệt sĩ, nhân sĩ trí thức, các chức sắc tôn giáo, doanh nhân và đồng bào đã chiến đấu anh dũng hy sinh tại di tích lịch sử Chín Hầm (Thừa Thiên-Huế) đã diễn ra ngày 27/7.

Từ năm 1954, dưới chế độ độc tài gia đình trị họ Ngô, với những chiến dịch "tố cộng," "diệt cộng" và phương châm "giết nhầm còn hơn bỏ sót," Chín Hầm là nơi diễn ra những hình thức tran tấn hết sức tàn bạo đối với các chiến sĩ yêu nước trong phong trào cách mạng miền Nam.

Chín Hầm được xem là địa ngục trần gian. Đại tá Nguyễn Minh Vân, Cục Tình báo, Bộ Quốc phòng (nguyên bị tù cực hình ở Chín Hầm từ tháng 11/1961 đến tháng 11/1963) cho biết, ở Chín Hầm, mỗi hầm có một lỗ thông hơi nhỏ, ban ngày thì ánh sáng lờ mờ, trời mưa nước thấm ướt, trời nắng trong hầm nóng như cái nồi rang. Tù nhân không được ra ngoài đi vệ sinh, tất cả đều đi trong thùng một tuần mới có người đi đổ.

Trong đó hầm số 7 và hầm số 8 là hai hầm điển hình nhất trong hệ thống chín hầm, đây là nơi giam cầm nhiều chiến sĩ cộng sản chủ chốt của phong trào cách mạng miền Nam.

Ngô Đình Cẩn và tay chân đã tập trung nhiều công sức nghiên cứu, cải tạo các hầm này thành những ô xà lim kiểu chuồng cọp, mỗi ngăn chỉ vừa một người, xung quanh đào sâu xuống sàn, không thể thoát nước ra ngoài. Hầm chỉ có một ô cửa sắt nhỏ để bọn cai ngục thả cơm xuống cho người tù. Người bị giam ở hai hầm này như sống trong nhà mồ quanh năm không có ánh sáng.

Tại Chín Hầm, đã có hàng nghìn người yêu nước chống lại chế độ thực dân, đế quốc xâm lược đã bị giam cầm và giết chết trong cuộc kháng chiến giành độc lập, tự do cho Tổ quốc.

Hiện Khu di tích lịch sử Chín Hầm đang được trùng tu, tôn tạo, trở thành nơi ghi dấu chứng tích tội ác của quân xâm lược và bọn tay sai; trở thành nơi giáo dục ý chí cách mạng cho các thế hệ noi theo.

Từ năm 1993, Bộ Văn hóa Thông tin (nay là Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch) đã có quyết định công nhận Khu di tích lịch sử Chín Hầm là di tích quốc gia./.