Tọa đàm, giao lưu trực tuyến “Gương điển hình tiên tiến, người tốt - việc tốt” năm 2021
Việt Nam vươn mình trong kỷ nguyên mới

Tọa đàm, giao lưu trực tuyến “Gương điển hình tiên tiến, người tốt - việc tốt” năm 2021

Kinh Tế Đô Thị
Chia sẻ Zalo

Kinhtedothi - Sáng 12/10, tại Hà Nội, báo Kinh tế&Đô thị đã tổ chức tọa đàm, giao lưu trực tuyến “Gương điển hình tiên tiến, người tốt, việc tốt” thành phố Hà Nội trên báo điện tử tại địa chỉ http://kinhtedothi.vn với chủ đề “Lan tỏa những việc làm tốt, góp sức xây dựng Thủ đô”.

Thực hiện kế hoạch của Báo Kinh tế&Đô thị về tuyên truyền “Gương điển hình tiên tiến, người tốt - việc tốt” năm 2021, trong đó có việc tổ chức Tọa đàm, giao lưu trực tuyến về người tốt, việc tốt, chào mừng kỷ niệm 67 năm Ngày Giải phóng Thủ đô (10/10/1954 -10/10/2021), Báo Kinh tế & Đô thị phối hợp với Ban Thi đua - Khen thưởng Thành phố tổ chức Tọa đàm, giao lưu trực tuyến “Gương điển hình tiên tiến, người tốt, việc tốt” thành phố Hà Nội trên báo điện tử tại địa chỉ http://kinhtedothi.vn với chủ đề “Lan tỏa những việc làm tốt, góp sức xây dựng Thủ đô”.
Cuộc tọa đàm, giao lưu trực tuyến với mục đích biểu dương, tôn vinh cũng như tạo diễn đàn để những gấm gương người tốt việc tốt, điển hình tiên tiến của TP Hà Nội trên các lĩnh vực đời sống. Đặc biệt là những người tốt việc tốt, điển hình tiên tiến đã được Thành phố ghi nhận biểu dương, báo Kinh tế&Đô thị, cùng giao lưu, chia sẻ với bạn đọc những câu chuyện, kinh nghiệm của cá nhân mình. Qua đó tiếp tục lan tỏa rộng rãi tới cộng đồng xã hội, thúc đẩy phong trào thi đua “Người tốt việc tốt” tại các địa bàn dân cư trong toàn thành phố; đồng thời góp thêm nguồn năng lượng tích cực đẻ động việc Nhân dân Thủ đô cùng nhau đoàn kết vượt qua khó khăn của dịch Covid-19, cùng thành phố xây dựng Thủ đô phát triển, ngày càng văn minh, hiện đại.

 Phó Tổng Biên tập Báo Kinh tế&Đô thị Nguyễn Anh Đức phát biểu tại buổi tọa đàm.

Cũng trong buổi tọa đàm, ông Đinh Việt Thắng – Phó Trưởng ban Thi đua Khen thưởng TP Hà Nội cho biết, trong không khí chào mừng 67 năm Ngày giải phóng Thủ đô và công tác phòng chống dịch của TP Hà Nội đã có nhiều kết quả tích cực, việc tổ chức buổi giao lưu, toạ đàm hôm nay là giải pháp hiệu quả và kênh rất tốt trong công tác tuyên tryền, nhân rộng các gương điển hình người tốt, việc tốt trên địa bàn TP. Đặc biệt, trong bối cảnh dịch bệnh vừa qua, gương người tốt, việc tốt liên tục xuất hiện trong các lĩnh vực của đời sống và đóng góp phần không nhỏ vào công tác phòng chống dịch bệnh của TP.

 Ông Đinh Việt Thắng – Phó Trưởng ban Thi đua Khen thưởng TP Hà Nội phát biểu tại tọa đàm.

5 gương người tốt, việc tốt tham gia giao lưu, toạ đàm hôm nay đến từ các lĩnh vực khác nhau đã tạo nên bức tranh phong phú và thể hiện phong trào người tốt, việc tốt ngày càng được nhân rộng của Hà Nội trong những năm qua. 

“Tại buổi giao lưu hôm nay, chúng tôi mong muốn các gương điển hình, người tốt, việc tốt sẽ chia sẻ nhiều tâm tư, nguyện vọng và những câu chuyện tốt mình đã làm để góp phần lan toả và phát triển hơn nữa công tác người tốt, việc tốt trên địa bàn TP” - Ông Đinh Việt Thắng bày tỏ.

Chia sẻ tại buổi giao lưu, Phó Tổng Biên tập Báo Kinh tế&Đô thị Nguyễn Anh Đức gửi lời chúc sức khỏe tới các gương điển hình tiên tiến, người tốt, việc tốt, đồng thời mong muốn các gương điển hình tiếp tục phát huy, lan tỏa các việc làm tốt trong đời sống xã hội.

Phó Tổng Biên tập báo Kinh tế & Đô thị Nguyễn Anh Đức cho biết, từ khi thành lập Báo, tuyên truyền các gương điển hình, người tốt, việc tốt vừa là nhiệm vụ, vừa là trách nhiệm của những người làm báo Kinh tế & Đô thị, để lan tỏa các việc làm tốt, hướng thiện, tinh thần xây dựng Thủ đô, môi trường văn hóa Thủ đô ngày càng văn minh, thanh lịch.

Những người tốt – đó là người luôn nghĩ cho cộng đồng, nghĩ cho người khác trước những hoàn cảnh, ra tay giúp đỡ người khác. Nhân rộng người tốt, việc tốt là trọng trách của các cơ quan truyền thông, trong đó có báo Kinh tế&Đô thị. Báo luôn chọn những gương có tính lan tỏa với cộng đồng, để nhiều người đọc được bài báo, thấy được hình ảnh đó, có thể học tập, nhân rộng các gương điển hình, người tốt, việc tốt trong xã hội.

 Ông Đinh Việt Thắng - Phó Trưởng Ban Thi đua Khen thưởng Thành phố đã trao tặng Bằng khen của UBND TP Hà Nội cho ông Nguyễn Văn Vo, Bí thư chi bộ, tổ trưởng tổ Covid cộng đồng số 9, phường Mai Động, quận Hoàng Mai và danh hiệu “Người tốt, việc tốt” năm 2021 cho bà Nguyễn Thị Trọng, Trưởng thôn Phú Lội, xã Minh Quang, huyện Ba Vì.

Trao đổi tại buổi tọa đàm, ông Đinh Việt Thắng – Phó Trưởng ban Thi đua Khen thưởng TP Hà Nội cho rằng: Làm việc tốt không khó, nhưng cũng không dễ. 5 gương điển hình tham gia giao lưu là bức tranh thu nhỏ, thể hiện phong trào người tốt, việc tốt ngày càng được nhân rộng của Hà Nội. Thông qua sự kiện này, Ban Tổ chức mong muốn những hình ảnh đẹp, bình dị nhưng ý nghĩa trong đời thường được chia sẻ rộng rãi, lan tỏa, nhân lên trong cuộc sống.

“Những câu chuyện được các tấm gương chia sẻ rất đáng quý, càng đặt ra trách nhiệm cho các cấp ngành làm tốt hơn việc phát hiện, tuyên truyền, tôn vinh, khen thưởng kịp thời những tấm gương điển hình, người tốt, việc tốt, góp phần đẩy lùi tiêu cực trong xã hội” - ông Đinh Việt Thắng nói.

Cũng tại buổi Tọa đàm, ông Đinh Việt Thắng - Phó Trưởng Ban Thi đua Khen thưởng Thành phố đã trao tặng Bằng khen của UBND TP Hà Nội cho ông Nguyễn Văn Vo, Bí thư chi bộ, tổ trưởng tổ Covid cộng đồng số 9, phường Mai Động, quận Hoàng Mai và danh hiệu “Người tốt, việc tốt” năm 2021 cho bà Nguyễn Thị Trọng, Trưởng thôn Phú Lội, xã Minh Quang, huyện Ba Vì.

KHÁCH MỜI THAM DỰ
  • Tọa đàm, giao lưu trực tuyến “Gương điển hình tiên tiến, người tốt - việc tốt” năm 2021 - Ảnh 5

    Bí thư chi bộ, tổ trưởng tổ Covid cộng đồng số 9, phường Mai Động, quận Hoàng Mai.

    Ông Nguyễn Văn Vo

  • Tọa đàm, giao lưu trực tuyến “Gương điển hình tiên tiến, người tốt - việc tốt” năm 2021 - Ảnh 6

    Trưởng thôn Phú Lội, xã Minh Quang, huyện Ba Vì.

    Bà Nguyễn Thị Trọng

  • Tọa đàm, giao lưu trực tuyến “Gương điển hình tiên tiến, người tốt - việc tốt” năm 2021 - Ảnh 7

    Tổ trưởng Tổ bảo vệ dân phố 14, phường Láng Thượng, quận Đống Đa.

    Anh Nghiêm Đức Văn

  • Tọa đàm, giao lưu trực tuyến “Gương điển hình tiên tiến, người tốt - việc tốt” năm 2021 - Ảnh 8

    Người sáng lập hợp tác xã "Vụn Art"- một xưởng sản xuất đồ thủ công bằng những mảnh lụa của làng nghề Vạn Phúc, quận Hà Đông.

    Anh Lê Việt Cường

  • Tọa đàm, giao lưu trực tuyến “Gương điển hình tiên tiến, người tốt - việc tốt” năm 2021 - Ảnh 9

    Phó Trưởng Ban Thi đua Khen thưởng TP Hà Nội

    Ông Đinh Việt Thắng

  • Tọa đàm, giao lưu trực tuyến “Gương điển hình tiên tiến, người tốt - việc tốt” năm 2021 - Ảnh 10

    Công tác tại Khoa Sản bệnh, Bệnh viện Phụ sản Hà Nội.

    Bác sĩ Trần Anh Đức

Nội dung giao lưu trực tuyến
Bạn đọc MC An Thanh (Báo Kinh tế & Đô thị) hỏi:
Chúng tôi được biết, dù ban đầu, từng thích chuyên ngành phẫu thuật tim, lồng ngực nhưng cuối cùng bác sĩ Đức quyết định rẽ sang ngành học “tưởng như không phù hợp với nam giới” đó là “chăm sóc nửa thế giới”. Ắt hẳn sự lựa chọn này có lí do đặc biệt với anh? Động lực nào khiến bác sĩ có nhiều sáng kiến trong hỗ trợ cho công việc của lĩnh vực y khoa rất đặc biệt này đến vậy?

Tọa đàm, giao lưu trực tuyến “Gương điển hình tiên tiến, người tốt - việc tốt” năm 2021 - Ảnh 11
Bác sĩ Trần Anh Đức trả lời:
Vốn sinh ra trong hoàn cảnh không được may mắn như những người bạn đồng trang lứa khi vắng bóng người cha, tôi lớn lên trong vòng tay yêu thương của người mẹ hiền và ông ngoại. Chính nhân cách của ông ngoại và mẹ, những người luôn sống công bằng với con cái, hay giúp đỡ người có hoàn cảnh khó khăn đã có sức ảnh hưởng rất lớn với anh. Cũng từ đây, tôi quyết tâm theo đuổi, gắn bó với Khoa Sản – nghề “chăm sóc một nửa thế giới” chỉ với mong muốn duy nhất mang kiến thức đã học để chăm sóc tốt hơn cho những người phụ nữ. Hiểu được việc mang thai, sinh nở, gồng gánh chuyện gia đình đã bào mòn tuổi thanh xuân, sức khỏe của người phụ nữ, vị bác sĩ 8X luôn mong muốn bằng mọi cách giúp phụ nữ có cuộc sống tốt đẹp hơn.
Có những lúc gặp bạn bè, chúng tôi hỏi nhau làm nghề gì? Với những người khác có thể có chút e dè, ngại ngùng khi nói về nghề, rằng mình làm tại khoa Sản. Nhưng với tôi, được công tác tại khoa Sản bệnh, được chăm sóc một nửa thế giới là một niềm vinh dự và tự hào. 
Một trong những niềm vui và yêu thích của em khi được chứng kiến những đứa trẻ cất tiếng khóc chào đời, thực sự khi ấy tôi rất xúc động. Bởi bản thân tôi cũng đã trải qua, đã được làm bố nên cảm xúc hạnh phúc khi ấy thật khó diễn tả. Tôi thấy hạnh phúc khi  có con, khi được làm bố. Nên một trong những điều mà tôi nuôi dưỡng ước mơ là “gieo mầm sự sống”. Bây giờ làm ở khoa Sản bệnh, cứ mỗi một trường hợp tôi giữ thai thành công thực sự với người bác sĩ đó là niềm hạnh phúc nhất, đặc biệt khi nhìn các sản phụ có tiền sử khó khăn. Đơn cử như trước đó, có 1 sản phụ ở bệnh viện tuyến dưới khi đến viện tử cung mở 6cm khi thai mới chỉ có 23 tuần. Bệnh viện tuyến dưới khuyên có lẽ thai sẽ không giữ được. Nhưng rất may mắn khi sản phụ đến BV Phụ sản Hà Nội, các y bác sĩ đã nỗ lực, cố gắng giữ thai thêm được 6 tuần nữa. Hiện cháu bé đã chào đời với cân nặng 1,6 kg, sức khỏe tốt. Khi được ra viện, nhìn ánh mắt của sản phụ và gia đình, chúng tôi đã cảm thấy rất tuyệt vời. Đó là những động lực để các y bác sĩ khoa Sản bệnh thêm nhiều cống hiến cho cộng đồng.

Bạn đọc Trần Mai Thủy (Quận Đống Đa) hỏi:
Thưa anh, bản thân anh là một người theo nghề đông y, nên ngoài việc tích cực đi đến từng hộ gia đình tuyên truyền thực hiện nghiêm công tác phòng, chống dịch, anh còn tham gia tư vấn, giải đáp các thắc mắc của người dân đối với vấn đề sức khỏe. anh có thể chia sẻ sâu thêm về những hoàn cảnh mà anh từng giúp đỡ?
Tọa đàm, giao lưu trực tuyến “Gương điển hình tiên tiến, người tốt - việc tốt” năm 2021 - Ảnh 12
Anh Nghiêm Đức Văn trả lời:
Địa bàn khu dân cư tôi đang sinh sống có rất nhiều cụ cao tuổi và có hoàn cảnh khó khăn. Ngoài ra, con của các cụ cũng đi làm xa nên bản thân tôi đã chủ động hỗ trợ. Cụ thể, tôi đã phối hợp các tổ trưởng thường xuyên hỏi thăm sức khoẻ và hỗ trợ nhu yếu phẩm để giúp các cụ vượt qua đại dịch. 
Điển hình, tôi vẫn chạy qua chạy lại nhà vợ chồng ông Nghiêm Trần Vọng hỏi thăm sức khỏe và hỗ trợ một số nhu yếu phẩm thiết yếu. Ông bà Vọng là một trong những hộ có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn trên địa bàn phường Láng Thượng. Cả 2 ông bà năm nay đều trên 80 tuổi, sức khỏe yếu, con đi làm ăn xa, ít khi về nhà. Thấu hiểu, đồng cảm với hoàn cảnh khó khăn của ông bà Vọng nên nhiều năm nay, tôi thường qua lại thăm hỏi, động viên và hỗ trợ từ thức ăn đến những đồ dùng cần thiết.
Ngoài ra, với chuyên môn là một bác sỹ đông y, tôi còn thường xuyên tư vấn cho các cụ già có bệnh nền, bị tai biến về những việc cần làm trước khi đi tiêm vaccine để đảm bảo an toàn nhất; vận động người dân tham gia đầy đủ việc tiêm vaccine với phương châm “vaccine tốt nhất là vaccine được tiêm sớm nhất” để góp phần sớm cùng TP sớm kiểm soát dịch bệnh.
Bạn đọc MC An Thanh (Báo Kinh tế & Đô thị) hỏi:
Hà Nội đang chuyển sang thực thi một chiến lược, giải pháp mới trong phòng chống dịch theo chỉ đạo của Chính phủ, đó là thích ứng an toàn để sống chung với dịch. Với kinh nghiệm trong thời gian qua, theo ông, mỗi khu dân cư nói chung, người dân nói riêng cần làm gì để bảo vệ mình, nơi mình sống và cũng là bảo vệ cộng đồng nói chung?
Tọa đàm, giao lưu trực tuyến “Gương điển hình tiên tiến, người tốt - việc tốt” năm 2021 - Ảnh 13
Ông Nguyễn Văn Vo trả lời:
Bản thân tôi và sáng kiến vùng xanh của mình vốn rất nhỏ bé, nhưng cũng đã lan tỏa và góp phần vào thành công bước đầu của TP trong khống chế dịch Covid-19. Tôi cho rằng, với sự chỉ đạo sáng suốt của các cấp lãnh đạo, cùng sự đồng lòng, nỗ lực của người dân, chúng ta đã, đang và sẽ giữ chặt các vùng xanh đã thiết lập, triệt tiêu vùng vàng và vùng đỏ hơn nữa, nhằm đảm bảo cuộc sống bình yên cho xã hội.
Song song với đó, chúng ta vẫn phải nâng cao cảnh giác và duy trì 5K, đẩy mạnh tiêm vaccine. Trong đó tuyệt đối không vì lựa chọn giữa các loại vaccine, khi mà vaccine tốt nhất là vaccine được tiêm sớm nhất. Tại phường Mai Động chúng tôi, quyết tâm trong tháng 10 này sẽ đạt 100% dân cư được tiêm ít nhất 1 mũi vaccine Covid-19.
Bạn đọc Nguyễn Văn Nhẫn (Quận Hà Đông) hỏi:
Trước tình hình dịch bệnh hiện nay, Hợp tác xã Vụn Art có bị ảnh hưởng? Và để sản phẩm của người khuyết tật sống được trong tình hình khó khăn hiện nay, Hợp tác xã Vụn Art đã đưa ra những kế hoạch, giải pháp ra sao, đảm bảo đời sống cho con người của Vụn Art?
Tọa đàm, giao lưu trực tuyến “Gương điển hình tiên tiến, người tốt - việc tốt” năm 2021 - Ảnh 14
Anh Lê Việt Cường trả lời:
Trước tình hình dịch Covid-19 phức tạp, các chuỗi cung cứng đều đứt gãy, nhưng đến tháng 5 vừa qua HTX chúng tôi mới phải nợ bảo hiểm và đến giờ mới phải nợ thuế, nhưng vẫn đảm bảo lương hằng tháng cho người lao động, đến tháng 9 vừa qua mới phải giảm 50% lương, song vẫn đảm bảo đời sống tối thiểu cho họ. Tôi mong thời gian tới nhận được sự hỗ trợ từ phía chính quyền đề người khuyết tật chúng tôi chuyển được sản phẩm làm ra sang những loại phù hợp hơn với nhu cầu thị trường.
 Anh Lê Việt Cường trả lời câu hỏi của độc giả.
Thực tế thời gian qua, bán hàng trên các sàn TMĐT, chúng tôi nhận thấy sản phẩm của mình rất được khách hàng quốc tế yêu chuộng, nhưng vẫn cần được điều chỉnh để phù hợp hơn với nhu cầu thị trường. Chúng tôi vẫn còn niềm tin lớn rằng, đằng sau có chính quyền, có cộng đồng thì chúng tôi sẽ làm được việc đó - làm sao tìm kiếm được những sản phẩm phù hợp văn hóa và sức khỏe của người khuyết tật và phù hợp nhu cầu thị trường. 
Bạn đọc MC An Thanh (Báo Kinh tế&Đô thị) hỏi:
Cảm xúc của ông sau khi nghe các khách mời chia sẻ những công việc, khó khăn vất vả hằng ngày của họ, làm thế nào để Ban Thi đua - Khen thưởng TP tiếp tục lan tỏa được nhiều tấm gương NTVT? Ông đánh giá thế nào về vai trò của báo chí trong tuyên truyền những tấm gương NTVT?
Tọa đàm, giao lưu trực tuyến “Gương điển hình tiên tiến, người tốt - việc tốt” năm 2021 - Ảnh 16
Ông Đinh Việt Thắng trả lời:
Với tiêu đề cuộc giao lưu hôm nay có 2 từ khóa “lan tỏa” và “góp sức”, tức là tự thân mỗi cá nhân trong xã hội đều có giá trị, phẩm giá của mình. 5 cá nhân NTVT tham gia giao lưu hôm nay đại diện cho hàng triệu gương NTVT được biểu dương. Rõ ràng những việc làm dù nhỏ trên các cương vị khác nhau đều là đóng góp cho Thủ đô, có điểm chung nhất là đều có những tình cảm tốt đẹp, mộc mạc; từ những những việc làm dù rất giản dị nhưng đòi hỏi trách nhiệm, suy nghĩ chân thành. Như bác Vo là Bí thư Chi bộ luôn trăn trở làm thế nào giữ vững an toàn cho khu dân cư của mình trước đại dịch, từ đó đã có ý tưởng về “vùng xanh”. Như bác Trọng là nữ cán bộ trưởng thôn, với đặc thù riêng có của xã Minh Quang, huyện Ba Vì là vùng đồi núi nhiều bà con dân tộc thì việc vận động bà con dân tộc xây dựng nông thôn mới rất khó khăn, nhưng bác đã thành công, với những việc làm tự thân gương mẫu làm lan tỏa đến bà còn trong thực hiện nếp sống của người nông dân, góp vào phong trào hiến đất làm đường, giúp đến nay, phong trào nông thôn mới của xã, thôn nơi bác sống đã đạt nhiều kết quả cao, đường xóm ngõ cơ bản được bê tông hóa… Anh Văn cũng có những việc làm thiết thực; việc làm của anh Cường tại HTX Viet Art là tận dụng những sản phẩm tưởng như bỏ đi nhưng đã phát huy được vai trò giá trị của những người khuyết tật… đóng góp cho xã hội, với slogan “người khuyết tật nhưng sản phẩm không khuyết tật”. Hay bác sỹ Đức có những đóng góp rất thiết thực cho sức khỏe người dân, góp sức giữ an toàn cho người dân ngay chính địa bàn Thủ đô mình.
Cuộc tọa đàm có ý tưởng rõ ràng nhưng cũng rất tự nhiên, quy tụ được những gương NTVT, việc chọn lọc các gương NTVT tham gia không quá vất vả vì thực tế có rất nhiều tấm gương trong xã hội. Từ đó, tôi cho rằng, trách nhiệm của người làm báo là liên tục đồng hành, chủ động, gắn kết, phát hiện và lan tỏa những tấm gương NTVT. Rất mong thông qua diễn đàn này, báo chí lại phát hiện thêm được nhiều tấm gương NTVT tiêu biểu trong xã hội chúng ta. 
Bạn đọc MC An Thanh (Báo Kinh tế & Đô thị) hỏi:
Minh Quang là một xã miền núi, xa trung tâm, trong đó trên 50% số dân là người dân tộc thiểu số, vậy trên cương vị là Trưởng thôn kiêm Chi hội trưởng Chi hội phụ nữ thôn, bà có gặp khó khăn gì trong việc vận động, thu hút người dân tham gia vào các phong trào, hoạt động chung của địa phương? Bà có thể chia sẻ bí quyết của mình để luôn làm tốt nhiệm vụ này, đặc biệt làm bảo vệ an toàn cho địa bàn trong thời điểm dịch Covid-19 bùng phát?
Tọa đàm, giao lưu trực tuyến “Gương điển hình tiên tiến, người tốt - việc tốt” năm 2021 - Ảnh 17
Bà Nguyễn Thị Trọng trả lời:
Minh Quang là một xã miền núi, dân cư đông, trong đó trên 50% số dân là người dân tộc thiểu số. Trong công tác xây dựng nông thôn mới, ban đầu chúng tôi gặp khó khăn trong tuyên truyền, vận động, nên tôi đã “vượt lên chính mình”, bản thân gia đình tôi đã hiến gần 300m2 đất để làm đường giao thông trong thôn. Chúng tôi đã vận động tại 10 xóm ngõ, cả hệ thống chính trị cùng vào cuộc, và bà con thấy được xây dựng nông thôn mới phải đồng bộ “điện, đường, trường, trạm” nên đã ủng hộ chủ trương, nhiều người đã tham gia hiến đất, có người hiến đến 200-300m2 đất. Đến nay, xã Minh Quang đã về đích nông thôn mới, chúng tôi đã hoàn thành bê tông hóa đường giao thông; trồng hoa tại 4 tuyến đường trong thôn, sạch đẹp.
 Bà Nguyễn Thị Trọng giao lưu tại buổi tọa đàm.
Trong phong trào phụ nữ, ban đầu, một số hội viên phụ nữ chưa tham gia nhiệt tình, tuy nhiên, chúng tôi đã vận động các hội viên giúp đỡ lẫn nhau, tổ chức giúp đỡ các chị em có hoàn cảnh khó khăn, các phong trào của chi hội phụ nữ đã được các chị em tham gia, ủng hộ nhiệt tình.
Trong thời điểm dịch Covid-19 bùng phát, thôn Phú Lội có 6 chốt đóng, 1 chốt mở, bà con trong thôn đã tuân thủ, chấp hành nghiêm túc “chống dịch như chống giặc”. Người dân đã tham gia đầy đủ các phong trào của thôn, quyết tâm giữ vững được “vùng xanh”.
Bạn đọc MC An Thanh (Báo Kinh tế & Đô thị) hỏi:
Thưa ông, trở lại thời điểm tháng 7/2021, khi TP Hà Nội đang thực hiện Chỉ thị 17 về giãn cách xã hội để phòng chống dịch, quân Hoàng Mai là một trong những địa bàn “nóng” với nhiều điểm dân cư có ca mắc Covid-19. Vậy đâu là lý do ông đưa ra sáng kiến mô hình tự quản “vùng xanh an toàn”?
Tọa đàm, giao lưu trực tuyến “Gương điển hình tiên tiến, người tốt - việc tốt” năm 2021 - Ảnh 19
Ông Nguyễn Văn Vo trả lời:
Còn nhớ vào ngày 27/7, khu dân cư chúng tôi ghi nhận 2 trường hợp F0, bất chấp việc tổ Covid cộng đồng của chúng tôi đã hoạt động nghiêm túc và hiệu quả ngay từ ban đầu, theo đúng chỉ đjao “đi từng ngõ, gõ từng nhà” của Chính phủ. Lãnh đạo phường và tổ Covid cộng đồng đã trực tiếp xuống điểm dịch để thành lập vùng đỏ, quyết tâm chốt chặt để ngăn chặn dịch bệnh lây lan. Chính từ thực tế này, tôi suy nghĩ rằng chúng ta cần có thêm một hình thức chốt chặn khác tại khu dân cư để thiết lập các vùng an toàn, bảo vệ những khu vực chưa lây nhiễm dịch bệnh. Do đó, tôi đã trao đổi với các cấp lãnh đạo và được phép thành lập các chốt kiểm dịch tại khu dân cư chúng tôi.
Khi thành lập chốt vùng xanh, chúng tôi cũng đã rất lo lắng về vấn đề trực chốt, đặc biệt là trong các ca trực đêm. Nhưng với sự hỗ trợ của lực lượng dân phòng, chúng tôi đã phân công để đẩm bảo 5 ca trực/ngày, với 2 người/ca. Tổ Covid cộng đồng và dân cư nói chung đều hào hứng tình nguyện tham gia chốt trực.
Nhìn chung, nhiệm vụ của chốt trực chúng tôi là thực hiện rà soát những người ra - vào khu dân cư, bao gồm kiểm tra thân nhiệt, các điều kiện đi lại theo quy định của TP như phiếu đi chợ, đi đường… Chúng tôi cũng hỗ trợ người dân trong khu dân cư nhận hàng hóa, bưu phẩm một cách an toàn, bằng cách tạo ra các hình thức giao - nhận không tiếp xúc. Cùng với đó, ở trong nội bộ khu dân sư, chúng tôi duy trì 2 tổ an toàn, thường xuyên kiểm tra và nhắc nhở người dân tuyệt đối duy trì chỉ thị 16 của TP.
Bằng quyết tâm này, khu dân cư chúng tôi đã chỉ ghi nhận 2 trường hợp F0 kể trên trong suốt đợt dịch căng thẳng vừa qua. Vượt qua những e ngại ban đầu, người dân chúng tôi đã đoàn kết, thống nhất để cùng nhau giữ vững vùng xanh an toàn. Từ thành công này của tổ chúng tôi, Đảng ủy Phường đã ghi nhận và quyết định nhân rộng hình thức vùng xanh này trên toàn phường. Trong cuộc họp trực tuyến với đồng chí Phó Chủ tịch TP, chúng tôi cũng đã nhận được lời khen về hình thức vùng xanh, và bản thân tôi cũng đã vinh dự nhận được bằng khen của TP.
Bên cạnh đó, trong thời gian giãn cách khó khăn, chúng tôi cũng đã nỗ lực vận động các nhà hảo tâm, qua đó huy động được 700 suất quà, gần 2 tấn gạo và nhu yếu phẩm khác, hỗ trợ các gia đình khó khăn, các cháu sinh viên ở trọ trong khu vực. Là một Bí thư chi bộ, tổ trưởng tổ Covid cộng đồng, tôi chỉ tâm niệm rằng bản thân cần làm những điều tốt nhất cho người dân, đảm bảo an toàn nhất cho khu dân cư. Mỗi khu dân cư làm tốt sẽ là góp phần vào thành công chống dịch của toàn phường, toàn quận và toàn đất nước.
Bạn đọc MC An Thanh (Báo Kinh tế & Đô thị) hỏi:

Trước hết, xin cảm ơn anh cũng như toàn thể các y bác sỹ đang luôn nỗ lực trên các tuyến đầu chống dịch. Được biết, thời gian qua, Bệnh viện Phụ sản Hà Nội cũng đã vào cuộc mạnh mẽ, quyết liệt trong công tác chống dịch như lấy mẫu xét nghiệm, tiêm vaccine Covid-19 cho người dân, các sản phụ. Có lẽ, đó cũng là những ngày tháng chống dịch vất vả, áp lực, gian nan nhất mà anh và các y bác sĩ khác đã trải qua, anh có thể chia sẻ về những kỷ niệm của mình trong thời gian này?

Tọa đàm, giao lưu trực tuyến “Gương điển hình tiên tiến, người tốt - việc tốt” năm 2021 - Ảnh 20
trả lời:
Trong thời gian qua, cả nước trải qua thời khắc đau thương vì những mất mát của cuộc chiến chống dịch Covid-19. Bệnh viện Phụ sản Hà Nội là Bệnh viện trực thuộc Thành phố nên chúng tôi là được phân công nhiệm vụ ở lại Hà Nội để phục vụ chăm sóc sức khỏe cho Nhân dân Thủ đô. Vì tại Hà Nội ở thời điểm đó có nguy cơ bùng phát dịch rất cao. Tuy nhiên, nhờ những chỉ đạo sát sao, đúng đắn của lãnh đạo TP Hà Nội nên đến nay dịch đã được kiểm soát. Chính vì vậy, ngày hôm nay, chúng ta mới có dịp ngồi tại đây.
Thời gian qua, tôi đã đồng hành cùng Hội Thầy thuốc trẻ Việt Nam. Tuy có những lúc ngồi tại nhà hay tại Bệnh viện, nhưng chúng tôi vẫn có thể đồng hành với cộng đồng F0 thông qua các cuộc gọi trực tiếp để tư vấn và giúp đỡ về Y tế. Những trường hợp chuyển biến nặng hoặc có khó khăn trong cuộc sống của các trường hợp F0 sẽ ngay lập tức được gửi thông tin đến Ban lãnh đạo địa phương cũng như các Bệnh viện gần nhất để kịp thời hỗ trợ cho người bệnh. Có những thời điểm, chúng tôi rất buồn vì có những ca F0 vừa ngày hôm qua nói chuyện nhưng hôm sau không thể liên lạc được nữa. Có những F0 ngày hôm trước bình thường nhưng hôm sau diễn biến rất nặng. Thực sự, lượng người F0 thời gian đầu quá nhiều.
 Bác sĩ Trần Anh Đức trả lời câu hỏi tại tọa đàm.
Tại BV Phụ sản Hà Nội thực hiện phòng, chống dịch với phương châm 4 tại chỗ. Một phần tham gia hỗ trợ chống dịch Covid tại cộng đồng. Một phần lực lượng trực chiến tại BV, một phần sẽ nghỉ ngơi tại nhà để đảm bảo lực lượng sạch sẵn sàng thay thế.
Tôi công tác tại khoa Sản bệnh nên rất đông bệnh nhân. có những lúc tiếp nhận và điều trị gần 100 bệnh nhân/ngày nhưng lực lượng Nhân viên Y tế lại giảm, thêm vào đó chúng tôi còn bố trí cung cấp suất ăn tại khoa cho Bệnh nhân và người nhà nên nhiều khi chúng tôi làm việc quá tải. Ngày làm không hết việc, chúng tôi làm việc cả tối và đêm.
Trong quá trình làm việc, tôi rất ấn tượng với một sản phụ có tiền sử mổ đẻ cũ 2 lần, bánh rau cài răng lược, hết ối. Vì dịch Covid 19 nên một mình sản phụ này xách đồ vào viện điều trị; chồng vẫn phải ở nhà trông con. Gia đình chị hiện kinh tế hết sức khó khăn vì dịch. Thực sự, chúng tôi thấy chị rất khổ, thương chị ấy vô cùng. Lúc đó, bằng những cố gắng, nỗ lực hết sức có thể, chúng tôi cùng nhau lo suất ăn, truyền máu miễn phí cho chị. Cuối cùng thật may mắn, chị đã được phẫu thuật thành công khi tuổi thai ở tuần thứ 32 và em bé sau điều trị tại khoa Sơ sinh một thời gian đã được về với gia đình.
Những ngày tháng làm việc tại viện trong thời điểm dịch Covid-19, tôi cảm nhận thêm tình cảm của con người với con người càng thêm gắn bó, yêu thương, đoàn kết hơn. Tôi cũng rất tự hào trong thời điểm làm nhiệm vụ, chúng tôi đã không để xảy ra biến cố về chuyên môn và tập thể Khoa Sản bệnh đã vinh dự được bệnh viện khen thưởng vì những nỗ lực của mình.
Bạn đọc Ngô Văn Thuần (Quận Đống Đa) hỏi:
Vừa tích cực góp sức vào công cuộc phòng chống dịch Covid-19 tại địa phương, vừa gắn bó với công tác thiện nguyện nhiều năm, trong đó, anh vẫn tự bỏ tiền túi ra để làm công việc từ thiện, giúp đỡ những người gặp khó khăn xung quanh mình. Chúng tôi xin được hỏi lại anh câu hỏi có lẽ anh đã từng được hỏi nhiều lần, nhưng những chia sẻ của anh chắc chắn sẽ giúp chúng ta có thêm một nguồn năng lượng tích cực, để nhân lên thêm những việc làm tốt, đó là động lực nào khiến anh gắn bó với công việc thiện nguyện suốt trong thời gian qua?
Tọa đàm, giao lưu trực tuyến “Gương điển hình tiên tiến, người tốt - việc tốt” năm 2021 - Ảnh 22
Anh Nghiêm Đức Văn trả lời:
Công việc nhà rất bận, bản thân là một  bác sỹ càng bận hơn nhưng được gia đình tạo điều kiện, phường quan tâm và điều kiện gắn bó với cơ sở 20 năm nên bản thân tôi thấy cuộc sống của người dân trong đại dịch gặp rất nhiều khó khăn. Trước đợt dịch, bản thân tôi đã cùng Tổ dân phố hỗ trợ rất nhiều cho những người gặp khó khăn, các đối tượng thương binh, liệt sỹ. Ngoài ra, với địa bàn rộng và rất đông sinh viên mắc kẹt khi dịch bệnh xảy ra nên bản thân tôi thường xuyên phối hợp với các tổ tuyên truyền, vận động người dân đảm bảo công tác phòng chống dịch và nắm tâm tư để đề xuất lên phường giải quyết.
 Anh Nghiêm Đức Văn trả lời câu hỏi của độc giả.
Mới đây, tôi đã phối hợp Ủy ban MTTQ Việt Nam phường Láng Thượng trao 170 suất quà trị giá hơn 27 triệu đồng cho những người lao động mất việc, sinh viên mắc kẹt trên địa bàn. Không những thế, do bản thân là một bác sỹ đông y nên ngoài việc tích cực đi đến từng hộ gia đình tuyên truyền thực hiện nghiêm công tác phòng, chống dịch, anh còn tham gia tư vấn, giải đáp các thắc mắc của người dân. Hiện nay chúng tôi vẫn tiếp tục nắm thông tin để tiếp tục hỗ trợ cho người dân, sinh viên gặp khó khăn do dịch. Việc hỗ trợ ngoài các nhu yếu phẩm như gạo, mỳ tôm… thì còn có cả tiền mặt. 
Bạn đọc MC An Thanh (Báo Kinh tế&Đô thị) hỏi:
 Thưa anh, để quy tụ những con người khuyết tật về với gia đình Vụn Art là điều không hề dễ dàng. Được biết, bản thân anh đã không nề hà đi hết 17 phường của quận Hà Đông, đến từng ngõ, gõ cửa từng nhà, vận động mỗi gia đình cho con em mình tham gia dự án. Động lực nào khiến anh quyết tâm đến vậy?
Tọa đàm, giao lưu trực tuyến “Gương điển hình tiên tiến, người tốt - việc tốt” năm 2021 - Ảnh 24
Anh Lê Việt Cường trả lời:

Cá nhân tôi đang đi làm thuê cho một Công ty, tiền cá nhân mở ra Hợp tác xã này, cũng xuất phát từ hoàn cảnh của bản thân trước kia tôi rất khó khăn về tìm kiếm việc làm, trong khi cộng đồng vẫn có nhiều người có tư tưởng tiếp cận người khuyết tật vì sự thương hại. Đó chính là lý do tôi mở HTX này để chính những người huyết tật thay đổi tư duy đó của cộng đồng, từ bản thân người khuyết tật thay đổi thì chính quyền sẽ  thay đổi.

Giải thưởng vừa qua của tôi là lọt vào Top 5 toàn cầu trong Cuộc thi khởi nghiệp toàn cầu, là vinh dự của cá nhân tôi và cũng là động lực thúc đẩy để người khuyết tật lao động. “Tiếp cận theo kiểu thị trường” - tôi đã nêu rõ quan điểm đó về hoạt động của HTX với tất cả các hội viên. Đây không phải nơi từ thiện mà là nơi các bạn bỏ sức lao động ra. Sau 4 năm, chính quyền phường và quận thấy cách làm hay của chúng tôi, đã chia sẻ, hỗ trợ. Đến giờ chúng tôi đã thực hiện dạy nghề cho 45 người, trong đó 22 người có cuộc sống ổn định. HTX đóng bỏa hiểm 100% cho họ. Những người bệnh trầm cảm có mức lương cao nhất 6,5 triệu/tháng. Một số phụ nữ đơn thân đến làm tại HTX hiện đã có cuộc sống độc lập, như chị Hoàng Thị Hậu được bằng khen của TP về thoát nghèo, sau 4 năm hiện đã sửa được nhà, lắp được điều hòa…, sống được bằng đồng lương từ đây.

Cá nhân tôi đã phải đến 17 phường ở quận Hà Đông vận động mọi người, lúc đầu rất khó khăn, vì các gia đình rất e ngại đưa con cháu họ đến với mô hình này. Song nhờ nỗ lực kiên trì của chúng tôi, hiện các gia đình đã tự đưa con đến đây. Ngoài trả lương và các chi phí, chúng tôi còn nhận thêm người khuyết tật vào đào tạo nghề, năm ngoái đã nhận hỗ trợ 1 cụ đơn thân 84 tuổi, trong đó hỗ trợ mỗi tháng 500 nghìn đồng.