Việt Nam vươn mình trong kỷ nguyên mới

Tọa đàm trực tuyến “Tạo thuận lợi tối đa cho người dân khi giải quyết thủ tục hành chính”

Kinh Tế Đô Thị
Chia sẻ Zalo

Kinhtedothi - Sáng 15/11, Sở Nội Vụ TP Hà Nội phối hợp với báo Kinh tế & Đô thị tổ chức Tọa đàm trực tuyến Cải cách hành chính trên báo điện tử tại địa chỉ http://kinhtedothi.vn với chủ đề “Tạo thuận lợi tối đa cho người dân khi giải quyết thủ tục hành chính”.

Đặt công tác cải cách hành chính trong bối cảnh của “Năm nâng cao hiệu lực, hiệu quả hoạt động của hệ thống chính trị 2019”, TP Hà Nội đã và đang thực hiện các giải pháp cải cách mạnh mẽ, vì người dân và doanh nghiệp. Nhờ cải cách hành chính mạnh mẽ, TP Hà Nội đã đạt được những kết quả trên nhiều lĩnh vực.
Các khách mời tham gia buổi tọa đàm, giao lưu trực tuyến.
Hôm nay, báo Kinh tế & Đô thị phối hợp với Sở Nội vụ tổ chức tọa đàm trực tuyến với độc giả báo điện tử Kinh tế & Đô thị tại địa chỉ http://kinhtedothi.vn với chủ đề: “Tạo thuận lợi tối đa cho người dân khi giải quyết thủ tục hành chính”. Qua đó, để phản ánh kết quả trong cải cách hành chính, đặc biệt là rà soát, đề xuất đơn giản hóa các thủ tục hành chính tại các cơ quan, đơn vị trong hệ thống chính trị của Hà Nội. Áp dụng công nghệ thông tin trong cải cách hành chính; đẩy mạnh việc triển khai Dịch vụ công trực tuyến mức độ 3, 4, tạo thuận lợi cho người dân khi giải quyết các thủ tục hành chính.
Đồng thời, thông qua các mô hình làm tốt, giới thiệu kinh nghiệm, cách làm, đồng thời đề xuất giải pháp tạo sự chuyển biến mạnh mẽ trong việc thực hiện công tác cải cách hành chính.
Tham dự buổi giao lưu - tọa đàm trực tuyến sự tham gia của các khách mời:
- Bà Tống Thị Thanh Nam - Phó Giám đốc Sở Tư pháp TP Hà Nội
- Ông Phạm Tuấn Anh - Trưởng Phòng Cải cách hành chính (Sở Nội vụ TP Hà Nội)
- Ông Lã Hoàng Hưng - Phó Trưởng phòng Hành chính (Sở Tư pháp TP Hà Nội)
- Bà Mai Thị Kim Hồng - Phó Chánh Văn phòng HĐND, UBND quận Hà Đông
- Ông Đặng Việt Cường - Phó Trưởng phòng Nội vụ huyện Thạch Thất
Phó Tổng Biên tập báo Kinh tế & Đô thị Nguyễn Anh Đức phát biểu tại buổi tọa đàm.
Phát biểu tại buổi tọa đàm, Phó Tổng biên tập báo Kinh tế&Đô thị Nguyễn Anh Đức cho biết: “Thay mặt BBT báo Kinh tế & Đô thị, chúng tôi xin cảm ơn các lãnh đạo đã tham gia buổi giao lưu trực tuyến ngày hôm nay. Như các đồng chí đã biết, chỉ số về cải cách hành chính như dịch vụ công trực tuyến trên địa bàn TP Hà Nội có nhiều chuyển biến tích cực. Nhiều sở, ngành, quận huyện và đơn vị liên quan có thay đổi trong cung cách tiếp dân, giải quyết TTHC thông qua hệ thống CNTT.
Hôm nay với tinh thần đó, báo Kinh tế & Đô thị tổ chức buổi tọa đàm trực tuyến với chủ đề “Tạo thuận lợi tối đa cho người dân khi giải quyết thủ tục hành chính”. Chúng tôi hy vọng rằng, thông qua buổi tọa đàm hôm nay, các sở, quận huyện sẽ cung cấp thêm cho người dân quy trình giải quyết thủ tục hành chính, cách thức tiếp cận CNTT để giải quyết dịch vụ công, rất mong buổi tọa đàm sẽ thu được nhiều kết quả, nhiều ý kiến của người dân, các sở, ban, ngành, quận, huyện sẽ có những cách quảng bá việc thực hiện triển khai chương trình 08 của Thành ủy. quảng bá thương hiệu của đơn vị mình trong giải quyết TTHC, nâng cao hơn nữa cung cách phục vụ người dân trong thời gian tới".
KHÁCH MỜI THAM DỰ
  • Tọa đàm trực tuyến “Tạo thuận lợi tối đa cho người dân khi giải quyết thủ tục hành chính” - Ảnh 3

    Phó Giám đốc Sở Tư pháp TP Hà Nội

    Bà Tống Thị Thanh Nam

  • Tọa đàm trực tuyến “Tạo thuận lợi tối đa cho người dân khi giải quyết thủ tục hành chính” - Ảnh 4

    Trưởng Phòng Cải cách hành chính (Sở Nội vụ TP Hà Nội)

    Ông Phạm Tuấn Anh

  • Tọa đàm trực tuyến “Tạo thuận lợi tối đa cho người dân khi giải quyết thủ tục hành chính” - Ảnh 5

    Phó Chánh Văn phòng HĐND-UBND quận Hà Đông

    Bà Mai Thị Kim Hồng

  • Tọa đàm trực tuyến “Tạo thuận lợi tối đa cho người dân khi giải quyết thủ tục hành chính” - Ảnh 6

    Phó Trưởng phòng Nội vụ huyện Thạch Thất

    Ông Đặng Việt Cường

  • Tọa đàm trực tuyến “Tạo thuận lợi tối đa cho người dân khi giải quyết thủ tục hành chính” - Ảnh 7

    Phó Trưởng phòng Hành chính tư pháp (Sở Tư pháp Hà Nội)

    Ông Lã Hoàng Hưng

Nội dung giao lưu trực tuyến
Bạn đọc Phạm Hoàng Tú (Đê La Thành, Hà Nội) hỏi:
Ông có thể cho biết kết quả triển khai DVCTT lĩnh vực hộ tịch như thế nào, có thuận lợi, khó khăn gì khi thực hiện?
Tọa đàm trực tuyến “Tạo thuận lợi tối đa cho người dân khi giải quyết thủ tục hành chính” - Ảnh 8
Ông Lã Hoàng Hưng trả lời:
Liên quan đến giải quyết TTHC lĩnh vực hộ tịch, trong 3 năm qua, Phòng Tư pháp 30 quận, huyện, thị xã và UBND 584 xã, phường, thị trấn đã giải quyết hơn 600.000 hồ sơ (trong đó hơn 300.000 hồ sơ đăng ký khai sinh, hơn 100.000 hồ sơ đăng ký khai tử, hơn 200.000 hồ sơ đăng ký kết hôn). Trong đó, hơn 90% hồ sơ giải quyết thông qua DVCTT mức độ 3, 4.
Thông thường, để thực hiện thủ tục, người dân thường phải đến 3 lần: lần 1 đến tìm hiểu về thủ tục, lần 2 đến nộp hồ sơ, lần 3 đến nhận kết quả. Nếu sử dụng DVCTT, người dân có thể tìm hiểu về thủ tục, nộp hồ sơ trực tuyến và chỉ phải đến cơ quan nhà nước 1 lần để nhận kết quả.
Về thuận lợi, từ năm 2016, Luật Hộ tịch, Nghị định, Thông tư hướng dẫn thi hành được triển khai tạo cơ sở pháp lý quan trọng, tạo thuận lợi cho người dân trong việc thực hiện các TTHC.
Hàng năm, UBND TP đều ban hành Kế hoạch về CNTT. Trong đó, có nội dung liên quan đến lĩnh vực tư pháp, lĩnh vực hộ tịch.  
Qua triển khai DVCTT, vẫn còn hạn chế do một số người dân cao tuổi sử dụng máy tính truy cập trang DVCTT còn chưa thành thạo, công chức tiếp nhận hồ sơ, trả kết quả cần dành nhiều thời gian hơn để hỗ trợ người dân. Về xu hướng và thực tế, ngày càng có nhiều người trẻ tuổi tham gia sử dụng DVCTT mức độ 3,4. 
Bạn đọc Nguyễn Văn Trọng (Hà Đông, Hà Nội) hỏi:
Được biết nhiều phường tại quận Hà Đông đã triển khai những mô hình hỗ trợ công dân thực hiện dịch vụ công trực tuyến tại địa bàn dân cư. Qua một thời gian hoạt động, ông (bà) nhận thấy những mô hình này mang lại hiệu quả thực tế hay có gặp khó khăn gì? Quận có dự định nhân rộng mô hình nhằm tăng tỷ lệ người dân sử dụng dịch vụ công mức 3, mức 4 trong thời gian tới?
Tọa đàm trực tuyến “Tạo thuận lợi tối đa cho người dân khi giải quyết thủ tục hành chính” - Ảnh 9
Bà Mai Thị Kim Hồng trả lời:
Thực hiện Kế hoạch số 146/KH-UBND ngày 30/7/2016 của UBND TP Hà Nội về triển khai hệ thống dịch vụ công trực tuyến mức độ 3 lĩnh vực Tư pháp cấp phường thuộc quận trên địa bàn TP. UBND quận Hà Đông đã triển khai nhiều hình thức tuyên truyền đến các tầng lớp Nhân dân, qua việc in ấn 75.000 tờ rơi, 211 pano tuyên truyền đến các khu dân cư, tổ dân phố.
Viết bài về công tác CCHC, thực hiện DVCTT đăng trên Cổng thông tin điện tử quận và thường xuyên phát thanh trên hệ thống truyền thanh của quận; tuyên truyền, tập huấn cho các trường THCS trên địa bàn quận, đặc biệt là các em học sinh khối lớp 8 để thực hiện các dịch vụ công mức 3 tại gia đình.
Một điểm mới tại quận đó là thành lập điểm hỗ trợ công dân thực hiện dịch vụ công trực tuyến mức độ 3, chúng tôi đã thí điểm tại phường Vạn Phúc vào tháng 9/2016 và nhân rộng đến 17 phường còn lại với 34 điểm hỗ trợ (2 điểm/phường). Các điểm hỗ trợ dịch vụ công trực tuyến hoạt động với các điều kiện như:
1. Cơ sở vật chất: Qua nguồn xã hội hóa trang bị đầy đủ trang thiết bị: Máy tính, máy in, máy quét, đường truyền mạng cho 14 điểm. Các điểm khác tận dụng trang thiết bị của các HTX, Nhà văn hóa hoặc qua thiết bị di động như ipad, điện thoại thông minh.
2. Nhân sự hỗ trợ: Thời gian đầu cán bộ  phường phối hợp với đoàn viên thanh niên thực hiện tuyên truyền, hướng dẫn người dân thực hiện các dịch vụ công trực tuyến mức độ 3.
Với việc lồng ghép nhiều nội dung tuyên truyền và triển khai các điểm dịch vụ công trực tuyến đã góp phần nâng cao tỷ lệ các hồ sơ thực hiện trực tuyến qua Cổng dịch vụ công của TP, tuy nhiên với việc duy trì trong thời gian dài, chúng tôi cũng gặp một số khó khăn, đó là:
1. Số lượng dịch vụ công trực tuyến được TP triển khai ngày càng nhiều, đến nay cấp quận là 111 thủ tục mức 3, 13 thủ tục mức 4; cấp phường là 60 thủ tục mức 3, 3 thủ tục mức 4 do vậy tại các điểm hỗ trợ nhân sự hỗ trợ không có chuyên môn, không nắm rõ thành phần hồ sơ nên hạn chế trong việc tư vấn cho công dân.
2. Về trang thiết bị: Nhiều điểm hỗ trợ trang thiết bị thực hiện dịch vụ công trực tuyến vẫn phải sử dụng chung với tài sản của Hợp tác xã, doanh nghiệp, cá nhân... nên hạn chế hiệu quả hỗ trợ công dân.
3. Phần lớn công dân chưa quen đến các điểm hỗ trợ đặt tại địa bàn mà vẫn đến trụ sở UBND phường. Ngoài ra, có một số ít công dân hiểu biết về công nghệ thông tin đã thực hiện tại nhà nên không đến các điểm hỗ trợ.
Thực hiện chỉ đạo của TP, trong thời gian tới chúng tôi sẽ nghiên cứu triển khai thử nghiệm lắp đặt các màn hình cảm ứng thông minh tại các tòa nhà cao tầng, khu chung cư để thực hiện tuyên truyền, phục vụ người dân có nhu cầu tự thực hiện các thủ tục hành chính mức độ 3, 4 và phát tờ rơi đến từng hộ dân về hướng dẫn thực hiện các dịch vụ công trực tuyến trên công dịch vụ công TP và dịch vụ công Quốc gia.
Bạn đọc Trương Thị Mây (Long Biên, Hà Nội) hỏi:
Khi làm TTHC tại các quận, huyện, sở ngành, ở đâu đó người dân còn gặp khó khăn khi xin cấp phép xây dựng, cấp “sổ đỏ”. Ông có thể chia sẻ giải pháp căn cơ để giải quyết?
Tọa đàm trực tuyến “Tạo thuận lợi tối đa cho người dân khi giải quyết thủ tục hành chính” - Ảnh 10
Ông Phạm Tuấn Anh trả lời:
Đây là tình trạng có thể thấy ở nơi này nơi kia và không chỉ có ở Hà Nội mà có thể gặp ở các địa phương khác, đặc biệt liên quan các TTHC lĩnh vực đất đai. TP đã chỉ đạo quyết liệt những TTHC lĩnh vực này cần thể hiện minh bạch hóa với người dân, công khai toàn bộ quy trình thủ tục giải quyết.
Đó là ở bộ phậ “một cửa”, TP đã đầu tư hệ thống camera giám sát các hành vi, ứng xử của CBCC khi giao tiếp giải quyết TTHC cho người dân - là giải pháp rất quan trọng. Ngoài ra, TP thường xuyên tập trung công tác thanh tra kiểm tra công vụ đột xuất.
Chúng tôi rất mong có sự tham gia vào cuộc của người dân phản ánh những hiện tượng gây nhũng nhiễu của CBCC (nếu có) với Thanh tra công vụ TP, để TP xác định rõ trách nhiệm, xử lý kịp thời.
Đây là tình trạng không phổ biến nhưng sẽ tạo ra hình ảnh không đẹp cho Thủ đô, cần sự vào cuộc của cả chính quyền, người dân và nhất là các cơ quan báo chí truyền thông.
Bạn đọc Phí Thị Thu (Kim Mã, Hà Nội) hỏi:
Thông qua kiểm tra công vụ, kiểm tra CCHC tại các sở, ngành, quận, huyện... từ đầu năm đến nay, ông có thể nhận định sơ bộ về những chuyển biến tích cực của các đơn vị về chấp hành kỷ luật, kỷ cương, ý thức trách nhiệm, chất lượng phục vụ Nhân dân của đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức so với năm trước, nhất là trong triển khai thực hiện đề án Văn hóa công vụ?
Tọa đàm trực tuyến “Tạo thuận lợi tối đa cho người dân khi giải quyết thủ tục hành chính” - Ảnh 11
Ông Phạm Tuấn Anh trả lời:

 Do xác định chủ đề công tác của TP rất trúng, nên các quận huyện sở ngành đã kịp thời triển khai theo chỉ đạo của TP. Ở nhiều nơi đã tổ chức tuyên truyền quán triệt đầy đủ tới toàn thể CBCCVC trong cơ quan. TP cũng tập trung kiểm tra nội dung triển khai tại các cơ quan. Ban Thường vụ Thành ủy đã thành lập 2 đoàn kiểm tra việc thực hiện chủ đề công tác năm nay và công tác CCHC tại các địa phương, đơn vị; UBND TP cũng thành lập đoàn kiểm tra công vụ và thực hiện CCHC tại các đơn vị.

Đến nay, đoàn kiểm tra TP đã kiểm tra công vụ tại 3 sở, 2  huyện, 19 UBND xã, phường, 1 đơn vị sự nghiệp thuộc huyện Sóc Sơn, 2 đơn vị sự nghiệp trực thuộc Sở TN& MT,và 1 đơn vị hiệp quản. Đoàn kểm tra CCHC TP đã kiểm tra tại 8 quận, huyện, thị xã, 4 sở, 3 đơn vị sự nghiệp công lập. Nhờ quan tâm công tác thanh tra, kiểm tra đã kịp thời phát hiện những tồn tại, thiếu sót và yêu cầu các cơ quan chấn chỉnh kịp thời; đồng thời phát hiện nhiều điển hình, mô hình tốt, là kinh nghiệm quý để nhân rộng.

Từ kết quả của các năm trước, năm 2020 sẽ là năm cuối cùng thực hiện kế hoạch 5 năm 2015-2020, TP sẽ tập trung cố gắng hoàn thành mọi nhiệm vụ, chỉ tiêu đã đề ra của giai đoạn 5 năm, cùng với những chỉ tiêu đã về đích sớm. Trong đó, công tác CCHC được xác định là một nhiệm vụ sẽ phải làm thường xuyên, liên tục, lâu dài, trong đó có những nội dung khó, nên để làm được thì đòi hỏi có sự tập trung quyết liệt trên toàn TP, cần tiếp tục đẩy mạnh tinh thần “5 rõ” như TP đã chỉ đạo. Cùng với đó, công tác kiểm tra, thanh tra cần được tập trung hơn, chú ý hoạt động ở cấp chính quyền cơ sở, tập trung vào những nhiệm vụ nội dung TP giao, có hệ thống kiểm soát kiểm đếm các nội dung công việc.

Đáng chú ý, một trong những hạn chế TP xác định rõ là Chỉ số PAPI của Hà Nội còn thấp, phân tích ra có nguyên nhân là nhiều nội dung người dân không được biết thông tin, mà một phần do công tác thông tin tuyên truyền không kịp thời, dù chính quyền đã làm được rất nhiều việc. Vì vậy, cần đẩy mạnh công tác thông tin tuyên truyền để người dân hiểu, giám sát được việc thực thi nhiệm vụ của CBCC.

Bên cạnh đó, năm tới TP sẽ thí điểm mô hình chính quyền đô thị, mà để cụ thể hóa thì cần thực hiện nhiều công việc. Đây là việc rất quan trọng mà TP sẽ tập trung trong năm 2020.

Bạn đọc Nguyễn Phương Thùy Dương (Láng Hạ, Hà Nội) hỏi:
Tại Thạch Thất, sự đón nhận của người dân đối với các dịch vụ công trực tuyến, nhất là với những dịch vụ công trực tuyến cấp xã như thế nào, đến nay đã đạt tỷ lệ bao nhiêu? Huyện, xã có gặp nhiều khó khăn trong công tác này và có đề xuất gì với TP để hỗ trợ địa phương đẩy mạnh triển khai các dịch vụ công mức độ 3, 4?
Tọa đàm trực tuyến “Tạo thuận lợi tối đa cho người dân khi giải quyết thủ tục hành chính” - Ảnh 12
Ông Đặng Việt Cường trả lời:
Huyện Thạch Thất đã thực hiện triển khai 133 thủ tục/257 thủ tục cấp huyện (đạt 52%) và cấp xã là 30 thủ tục/137 thủ tục (đạt 22%) thực hiện dịch vụ công trực tuyến mức độ 3, 4. Kết quả đạt được về thực hiện dịch vụ công mức độ 3, 4 trong 10 tháng đầu năm 2019 là: Cấp huyện: 739/796 hồ sơ đạt tỷ lệ: 92,84%. Cấp xã: 10.419/18.976 hồ sơ đạt tỷ lệ 54,91%.
 Ông Đặng Việt Cường trả lời câu hỏi của độc giả.
Sau quãng thời gian triển khai dịch vụ mức độ công 3 và 4, chúng tôi thấy những khó khăn như sau:
- Do nhận thức của người dân, chưa tạo được thói quen sử dụng máy vi tính khi xử lý công việc, khó khăn khi thực hiện giao dịch thủ tục hành chính.
- Những người đến giao dịch tại Một cửa UBND huyện phần nhiều là người già, trung niên nên việc sử dụng máy tính, điện thoại thông minh gặp nhiều khó khăn.
- Những người dân có địa chỉ email để thực hiện giao dịch hồ sơ trực tuyến không nhiều.
Ngoài ra, chúng tôi cũng có một số đề xuất với UBND TP khi xem xét lựa chọn thủ tục để tiếp nhận trực tuyến phải là:
+ Hồ sơ có thành phần đơn giản (như thủ tục cấp bản sao trích lục hộ tịch, cấp giấy xác nhận tình trạng hôn nhân...).
+ Không yêu cầu chỉnh lý trên bản chính (đối với thủ tục cải chính hộ tịch, nếu có công dân còn bản chính để cải chính thì không thực hiện được thủ tục dịch vụ công trực tuyến mức độ 3, 4).
- Đề nghị thành thành phố sớm tiến hành số hóa cơ sở dữ liệu hiện có để việc giải quyết hồ sơ hành chính được giải quyết nhanh hơn, thuận tiện hơn.
- Thường xuyên đào tạo, nâng cao trình độ công nghệ thông tin cho đội ngũ cán bộ, công chức tham gia giải quyết thủ tục hành chính.
- Đầu tư trang thiết bị, hạ tầng kỹ thuật công nghệ thông tin phục vụ cải cách hành chính.
- Thường xuyên rà soát, điều chỉnh quy trình giải quyết thủ tục hành chính cho phù hợp.
Bạn đọc Nguyễn Anh Tú (nganhtu@gmail.com) hỏi:
Là một địa bàn nằm khá xa trung tâm TP, xin ông cho biết công tác cải cách thủ tục hành chính (TTHC) của huyện Thạch Thất gặp những khó khăn gì lớn, nhất là về cơ sở vật chất, trang thiết bị để hỗ trợ cán bộ, công chức và người dân trong giải quyết TTHC theo cơ chế một cửa, một cửa liên thông?
Tọa đàm trực tuyến “Tạo thuận lợi tối đa cho người dân khi giải quyết thủ tục hành chính” - Ảnh 14
Ông Đặng Việt Cường trả lời:
Huyện Thạch Thất luôn xác định công tác cải cách hành chính là một nhiệm vụ trọng tâm và là khâu đột phá để phát triển trên các mục tiêu kinh tế xã hội ở địa phương. Chính vì vậy, các cấp ủy, chính quyền các cấp trong huyện thường xuyên quan tâm và tập trung lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện công tác cải cách hành chính của huyện Thạch Thất hiện nay, đã đạt được những kết quả quan trọng.
Tuy nhiên, trong quá trình thực hiện công tác cải cách TTHC huyện Thạch Thất gặp một số khó khăn, đó là:
- Trình độ nhận thức của doanh nghiệp, người dân chưa đồng đều nên khả năng tiếp cận thông tin, phối hợp thực hiện nhiệm vụ cải cách TTHC gặp những khó khăn.
- Về cơ sở vật chất: Diện tích khuôn viên khu vực 1 cửa của một số xã ở địa bàn do ảnh hưởng của quy hoạch xây dựng trụ sở những năm trước đây, nên diện tích còn hẹp so với yêu cầu thực tế, qua đó xảy ra khó khăn khi nhiều người tham gia giao dịch.
- Kinh phí đầu tư cho CCHC được huyện quan tâm. Tuy nhiên, do nguồn ngân sách có hạn, đồng thời phải cân đối ưu tiên trước sau nên chưa thể thực hiện đồng bộ.
- Một số nơi kết quả giải quyết hồ sơ hành chính trên một số lĩnh vực cho tổ chức, công dân vẫn còn thấp hơn so với yêu cầu đề ra. Nhiều hồ sơ giải quyết chưa đúng hẹn, nhất là trên lĩnh vực đất đai, xây dựng.
- Một số văn bản quy định thời gian thực hiện thủ tục hành chính chưa được thống nhất.
Về trang thiết bị công nghệ thông tin: Hiện tại Bộ phận Một cửa UBND huyện Thạch Thất đã được trang bị đầy đủ thiết bị công nghệ thông tin phục vụ công chức một cửa và công dân: Máy tính, máy in, máy photo copy, máy scan, với cấu hình đáp ứng được nhu cầu công việc.
Tuy nhiên tại Bộ phận Một cửa các xã, các phòng ban chuyên môn thuộc UBND huyện, UBND cấp xã thì thiết bị công nghệ thông tin đã được trang bị nhưng chưa đầy đủ. Cán bộ, công chức đã được trang bị 100% máy tính, tuy nhiên nhiều máy tính cấu hình thấp, máy scan, máy photo copy một số phòng thuộc UBND huyện chưa được trang bị.
Đội ngũ cán bộ, công chức còn chưa đồng đều về trình độ ứng dụng công nghệ thông tin, một bộ phận cán bộ, công chức độ tuổi cao khả năng sử dụng công nghệ thông tin bị hạn chế. Sự tham gia của nhân dân vào công tác cải cách hành chính, cải cách TTHC còn có mức độ.
Đó là một số khó khăn cơ bản huyện gặp phải trong cải cách TTHC ở huyện Thạch Thất.
Bạn đọc Nguyễn Thu Huyền (Giảng Võ, Hà Nội) hỏi:
Trên tinh thần tạo thuận lợi tối đa cho người dân, ngành Tư pháp đã và đang áp dụng những mô hình mới nhằm đơn giản hóa các thủ tục, giấy tờ, rút ngắn thời gian giải quyết, nhất là các việc liên quan trực tiếp đến đời sống hàng ngày của người dân, như áp dụng mô hình trả kết quả thủ tục tư pháp qua đường bưu điện… Bà có thể giới thiệu những mô hình này đã được triển khai, thực hiện thế nào trong thời gian qua?
Tọa đàm trực tuyến “Tạo thuận lợi tối đa cho người dân khi giải quyết thủ tục hành chính” - Ảnh 15
Bà Tống Thị Thanh Nam trả lời:
Với tinh thần cải cách hành chính, tạo thuận lợi cho người dân trong việc giải quyết thủ tục hành chính, lấy người dân là trung tâm. Trong những năm qua, Sở Tư pháp Hà Nội đã phối hợp với các ngành có liên quan triển khai các nhiệm vụ đơn giản hóa các thủ tục hành chính ngành tư pháp.
Thủ hành chính của ngành tư pháp (từ cấp thành phố cho đến cơ sở) thường liên quan hàng ngày đến người dân, như: Đăng ký khai sinh, khai tử, kết hôn, yêu cầu cấp phiếu lý lịch tư pháp… Đặc biệt nhiều thủ tục hành chính của ngành Tư pháp liên quan đến việc giải quyết các thủ tục hành chính của cơ quan khác. Do vậy, trong thời gian qua, bên cạnh nhiệm vụ thường xuyên rà soát, đơn giản hóa thủ tục hành chính, rút ngắn giải quyết các thủ tục hành chính của ngành, Sở Tư pháp đã chú trọng xây dựng thủ tục hành chính liên thông với các ngành: Lao động - Thương binh & Xã hội; Công an, Bảo hiểm xã hội Thành phố. Cụ thể:
- Thủ tục hành chính liên thông: Đăng ký khai sinh – Đăng ký thường trú – Cấp thẻ Bảo hiểm y tế cho trẻ dưới 6 tuổi được triển khai trên cơ sở Thông tư liên tịch số 05, tuy nhiên khi triển khai tại Thành phố Hà Nội, ngành Tư pháp đã phối hợp cùng các ngành Bảo hiểm xã hội, Công an rà soát, rút ngắn thời gian giải quyết. Đặc biệt khi triển khai dịch vụ công trực tuyến, các giấy tờ được cắt giảm, thời gian rút ngắn so với thông tư 05 từ 18 - 20 ngày.
 Bà Tống Thị Thanh Nam trao đổi tại buổi giao lưu
- Thủ tục hành chính liên thông: Cấp Phiếu lý lịch tư pháp – Cấp Giấy phép Lao động cho người nước ngoài đã được ngành tư pháp phối hợp với Sở Lao động – Thương binh & Xã hội triển khai thực hiện từ tháng 7/2018. Nếu thực hiện thủ tục hành chính độc lập các cơ quan phải giải quyết trong tổng thời gian 20 ngày làm việc, tuy nhiên theo quy chế liên thông, hiện nay sau khi tiếp nhận hồ sơ, 2 cơ quan cùng giải quyết song song đồng thời, trên tinh thần đơn giản hóa thủ tục hành chính, việc liên thông thủ tục hành chính đã cắt bỏ giấy tờ trùng lặp trong thành phần hồ sơ (bản sao hộ chiếu…), giảm thời gian giải quyết xuống còn 11 ngày làm việc.
- Thủ tục hành chính liên thông: Đăng ký khai tử - Xóa đăng ký thường trú – Hưởng chế độ tử tuất/ hỗ trợ chi phí mai táng phí/ hưởng mai táng phí được thực hiện trên cơ sở Quyết định số 1380/QĐ-TTg ngày 18/10/2018. Với tinh thần lấy người dân là trung tâm, phục vụ, Sở Tư pháp đã phối hợp với các ngành Lao động – Thương binh & Xã hội, Công an, Bảo hiểm xã hội, khảo sát, nghiên cứu và trình Thành phố ban hành Quyết định số 4041/QĐ-UBND ngày 29/7/2019, theo đó, đã giảm thời gian giải quyết đến 17 ngày làm việc so với Quyết định của Thủ tướng Chính phủ. Đồng thời, cụ thể hóa thành 15 quy trình liên thông, thời gian tối đa của từng cơ quan đơn vị, trách nhiệm của các cơ quan từ cấp xã, phường cho đến cấp thành phố. Trong đó, Bưu điện Thành phố được tham gia trong khâu luân chuyển hồ sơ giữa các cơ quan hành chính, trả kết quả tại nhà cho người dân khi yêu cầu.
- Thủ tục hành chính về Cấp Phiếu Lý lịch Tư pháp đươc rút ngắn hơn 05 ngày làm việc. Số lượng hồ sơ yêu cầu cấp phiếu lý lịch tư pháp bình quân từ 300 - 350 hồ sơ/ngày. Tính từ ngày 1/1/2019 đến nay, Sở Tư pháp tiếp nhận trên 65.000 hồ sơ, trong đó phụ thuộc việc tra cứu các cơ quan khác, đặc biệt các hồ sơ có thông tin về án tích, việc yêu cầu xóa án tích… chiếm số lượng hàng tháng từ 300 - 500 hồ sơ. Tuy nhiên, Sở Tư pháp thực hiện giảm thời gian 5 ngày đối với hồ sơ người nước ngoài, cư trú nhiều địa phương. Việc giải quyết hồ sơ được cải tiến, các hồ sơ trả sớm hơn được công khai trên website Sở Tư pháp, để người dân thực hiện tra cứu.
Bạn đọc Hoàng Minh Tuấn (Thụy Khuê, Tây Hồ, Hà Nội) hỏi:

Năm 2019, cải cách hành chính được nhiều quận coi là một khâu đột phá với trọng tâm là giảm thời gian chờ đợi, giảm số lần đi lại của công dân và nâng cao chất lượng phục vụ của cán bộ công chức khi giải quyết thủ tục hành chính (TTHC). Xin ông (bà) cho biết kết quả nổi bật của quận Hà Đông trong thực hiện mục tiêu này?


Tọa đàm trực tuyến “Tạo thuận lợi tối đa cho người dân khi giải quyết thủ tục hành chính” - Ảnh 17
Bà Mai Thị Kim Hồng trả lời:
Thực hiện Chương trình số 08-CTr/TU của Thành ủy về “Đẩy mạnh cải cách hành chính, tạo bước chuyển mạnh về kỷ luật, kỷ cương, ý thức trách nhiệm, chất lượng phục vụ Nhân dân của đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức giai đoạn 2016 - 2020”.
Kế hoạch CCHC giai đoạn 2016 - 2020 của Chính phủ đặt ra nhiều nhiệm vụ mới đối với công tác CCHC ở các địa phương nói chung, TP Hà Nội nói riêng nhằm đáp ứng tốt hơn yêu cầu, đòi hỏi ngày càng cao của người dân, doanh nghiệp đối với sự phục vụ của các cơ quan hành chính.
Bà Mai Thị Kim Hồng trả lời câu hỏi của độc giả.
Đại hội Đảng bộ quận Hà Đông khóa XX, nhiệm kỳ 2015 - 2020 cũng đã đặt ra CCHC là một trong 3 khâu đột phá của nhiệm kỳ. Công tác CCHC được triển khai quyết liệt, đồng bộ, toàn diện với 06 nội dung.
Công tác lãnh đạo, chỉ đạo điều hành của quận bám sát mục tiêu, nhiệm vụ trọng tâm của TP qua các chủ đề năm công tác để tập trung lãnh đạo, chỉ đạo (Năm 2016: Đẩy mạnh CCHC, tạo bước chuyển mạnh về kỷ luật, kỷ cương, ý thức trách nhiệm, chất lượng phục vụ nhân dân của đội ngũ CBCC, VC; Năm 2017: Năm kỷ cương hành chính; Năm 2018: Năm nâng cao hiệu lực, hiệu quả của hệ thống chính trị và Năm 2019, TP tiếp tục chọn chủ đề này).
Với quận Hà Đông, qua 3 năm thực hiện CCHC liên tục với trọng tâm là cải cách thủ tục hành chính đã đạt được các kết quả nổi bật:
Một là: Quận Hà Đông đã thực hiện đồng bộ các biện pháp đẩy mạnh CCHC, chỉ đạo các đơn vị trên địa bàn xây dựng kế hoạch triển khai CCHC từ công tác tuyên truyền, kiểm soát TTHC, ứng dụng CNTT, cải tiến mở rộng hệ thống quản lý chất lượng và công tác kiểm tra CCHC, thực thi công vụ đối với các phòng chuyên môn và bộ phận giải quyết TTHC của tất cả 17 phường thuộc quận.
Hai là: Quận đã tập trung chỉ đạo các phòng chuyên môn, UBND các phường thường xuyên rà soát, đơn giản hóa TTHC, giảm thời gian thực hiện TTHC nhất là các TTHC liên quan đến đời sống dân sinh, chính sách người có công, đất đai, lĩnh vực đầu tư, kinh doanh… Tính đến nay, cấp quận đã rút ngắn thời gian giải quyết các TTHC đạt tỷ lệ 74% (180/243 thủ tục hành chính); cấp phường đạt 91% rút ngắn (135/143 TTHC).
Ba là: Đẩy mạnh ứng dụng CNTT cung ứng dịch vụ công trực tuyến phục vụ người dân, doanh nghiệp. Quận đã triển khai áp dụng phần mềm một cửa điện tử dùng chung ba cấp TP ngay từ đầu giúp cho công tác quản lý, theo dõi và đánh giá định kỳ, đột xuất kết quả giải quyết TTHC thuận lợi, kịp thời chấn chỉnh việc thực hiện quy định hiện hành giải quyết TTHC tại quận và UBND các phường. Thực hiện 111 thủ tục hành chính mức độ 3, 13 thủ tục mức độ 4 trên Cổng dịch vụ công của TP.
Từ đầu năm đến nay, cấp quận đã tiếp nhận 6538 hồ sơ, đã giải quyết đúng hạn và sớm hạn 5661 hồ sơ, không có hồ sơ trả quá hạn; cấp phường tiếp nhận 100.565 hồ sơ, đã giải quyết đúng hạn và trước hạn 99.777 hồ sơ, không có hồ sơ trả quá hạn. Mức độ hài lòng của người dân, doanh nghiệp về sự phục vụ của quận và các phường đạt trên 95%.
Bạn đọc Phạm Lan (Láng Hạ, Hà Nội) hỏi:
Tiếp tục thực hiện chủ đề công tác “Năm nâng cao hiệu lực, hiệu quả hoạt động của hệ thống chính trị 2019”, Sở Nội vụ với tư cách cơ quan thường trực công tác CCHC của TP, ông/bà có thể đánh giá khái quát kết quả nổi bật trong công tác CCHC của TP từ đầu năm đến nay gắn với việc triển khai thực hiện chủ đề này?
Tọa đàm trực tuyến “Tạo thuận lợi tối đa cho người dân khi giải quyết thủ tục hành chính” - Ảnh 19
Ông Phạm Tuấn Anh trả lời:
Năm 2019, TP xác định rất trúng, rất đúng chủ đề công tác năm “Năm nâng cao hiệu lực, hiệu quả hoạt động của hệ thống chính trị”. Chúng tôi với tư cách cơ quan thường trực công tác CCHC của TP hiện có thể đưa ra đánh giá kết quả bước đầu của TP, đặc biệt trong khối chính quyền.
Ngay từ khi Thành ủy xác định chủ đề này, UBND TP đã kịp thời ban hành Chỉ thị số 02/CT-UBND ngày 29/1/2019 về việc tổ chức thực hiện chủ đề công tác năm của TP. Trong đó, xác định rõ những nội dung, yêu cầu, nhiệm vụ, địa chỉ cụ thể từng cơ quan, đơn vị thực hiện trong năm.
Ông Phạm Tuấn Anh trả lời câu hỏi của độc giả
Đến nay, 100% các cơ quan, đơn vị thuộc Thành phố đã xây dựng kế hoạch và triển khai Chỉ thị số 02/CT-UBND, thực hiện phân công nhiệm vụ cụ thể tới từng phòng, ban, đơn vị và triển khai tới từng cán bộ, công chức, viên chức (CBCCVC). Qua đó, tạo ra những kết quả nổi bật như: Công tác lãnh đạo, chỉ đạo, điều hành của TP có nhiều đổi mới theo hướng sâu sát, quyết liệt, sáng tạo, mang lại hiệu quả rõ rệt; tổ chức triển khai toàn diện, đồng bộ trên tinh thần 5 rõ “rõ người, rõ việc, rõ trách nhiệm, rõ quy trình, rõ hiệu quả”, “một đầu mối, một việc xuyên suốt”; Nội dung chỉ thị được quán triệt đến mọi CBCCVC quận, huyện, xã, phường, sở, ngành.
Đến nay, các nhiệm vụ cơ bản được hoàn thành, đã huy động sự tham gia của cả hệ thống chính trị từ TP đến cơ sở; sự hưởng ứng, đồng thuận của toàn xã hội và Nhân dân.
Thứ hai là cải thiện rõ mỗi quan hệ chính quyền - người dân. Chỉ số hài lòng năm 2018 của Hà Nội đạt 83%, so với chỉ tiêu đề ra trong Chương trình 08 của Thành ủy và Chương trình 30C của Chính phủ, Hà Nội đạt vượt mục tiêu trước 2 năm.
Cùng với đó, cải cách thủ tục hành chính (TTHC) được xác định là trọng tâm, không ngừng rà soát TTHC tạo thuận lợi cho người dân. Song song với đó, TP đẩy mạnh thực hiện dịch vụ công trực tuyến mức độ 3, 4, đến nay đã đạt 81%, đang cố gắng phấn đấu đến hết năm 2019 cơ bản đạt 100% theo tinh thần Nghị quyết của HĐND TP.
Liên quan đến tổ chức bộ máy, TP vẫn tiếp tục thực hiện quyết liệt. Hà Nội là một điểm sáng của toàn quốc về rà soát, sắp xếp bộ máy theo hướng tinh gọn, hoạt động hiệu quả hơn.
Về tiết kiệm chi, TP đặt mục tiêu giảm 5% chi thường xuyên, đã và đang làm quyết liệt.
Kết quả chung, có thể khẳng định chủ đề năm công tác năm nay của TP được đưa ra rất đúng, rất trúng, đáp ứng nguyện vọng của người dân, doanh nghiệp.