Các khách mời tham gia buổi tọa đàm, giao lưu trực tuyến về "Tìm giải pháp giảm thiểu các vi phạm trong công tác tu bổ di tích". |
Phát biểu mở đầu tại buổi tọa đàm, Phó Tổng Biên tập Báo Kinh tế & Đô thị Lại Bá Hà cho biết: Công tác bảo tồn di tích luôn là vấn đề “nóng” của Hà Nội. Thời gian qua, dưới sự chỉ đạo sâu sát của Thành ủy Hà Nội, UBND TP Hà Nội, các cơ quan chức năng, đặc biệt là Sở Văn hóa & Thể thao Hà Nội đã tập trung các nguồn lực nhằm bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa Thủ đô.
Hà Nội đã tiến hành tổng kiểm kê di tích trên địa bàn, đề nghị UBND TP và Bộ VHTT&DL xếp hạng bổ sung cho nhiều di tích, đầu tư tu bổ kịp thời cho các di tích xuống cấp. Tuy nhiên, thời gian qua, cũng có nhiều di sản bị phá hỏng hoặc tu bổ không đúng cách, do nguồn lực các địa phương còn hạn chế, người dân và Ban quản lý đình, chùa chưa hiểu hết được giá trị kiến trúc di sản mà cha ông ta để lại.
Trong những năm qua, báo Kinh tế&Đô thị cũng phối hợp với Sở VH&TT Hà Nội tổ chức nhiều bài viết về vấn đề tu bổ, bảo tồn di tích. Hôm nay, Báo Kinh tế&Đô thị mời các chuyên gia, nhà quản lý tham gia buổi tọa đàm nhằm mục đích tìm giải pháp giảm thiểu các vi phạm trong công tác tu bổ di tích. Chúng tôi xin trân trọng cảm ơn các chuyên gia, nhà quản lý đã đến tham dự Hội nghị này".
-
Phó Giám đốc Sở VH&TT Hà Nội
Ông Trương Minh Tiến
-
Nguyên Phó Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa, Giáo dục, Thanh niên, Thiếu niên và Nhi đồng của Quốc hội
TS Nguyễn Viết Chức
-
Phó Chủ tịch Hội Khoa học lịch sử Việt Nam
PGS.TS Phạm Mai Hùng
-
Phó Trưởng phòng Văn hóa & Thông tin huyện Phúc Thọ
Ông Vũ Hồng Hải
Hiện nay, trên địa bàn TP Hà Nội có trên 3.000 di tích chưa được xếp hạng, nhưng đã được đưa vào danh mục quản lý. TP đã đưa danh mục này về cho các quận, huyện, thị xã giao trách nhiệm xuống các xã, phường, thị trấn. Điều này đòi hỏi chúng ta phải ứng xử với những di tích đó theo tinh thần của Luật Di sản.
Bởi, tuy chưa xếp hạng, nhưng không có nghĩa là không có giá trị. Hàng năm Sở VH-TT đã làm các thủ tục xếp hạng theo quy định. Có nhiều di tích xứng đáng là di tích cấp quốc gia, cấp TP, nên chúng ta phải ứng xử với nó như một di tích có giá trị đã được công nhận.
Hiện nay, có nhiều mạnh thường quân, doanh nghiệp sẵn sàng bỏ kinh phí để trùng tu, tu bổ di tích, việc này khiến nhà đầu tư lấn át trong thiết kế xây dựng trung tu di tích. Vì vậy, cơ quan quản lý có thể hỗ trợ các di tích về phần thiết kế được không? Xin các khách mời cho ý kiến về vấn đề này?
Về vấn đề này, ông Trương Minh Tiến - Phó Giám đốc Sở VH&TT Hà Nội thông tin thêm:
Việc sử dụng những loại vật liệu mới trong tu bổ di tích, theo tôi đây là vấn đề khoa học. Chắc chắn các bộ, ngành liên quan đã tính đến chuyện này. Nhưng hiện tại, chưa có hướng dẫn chính thức thức từ Bộ Văn hóa.
Cụ thể: Khi muốn thay 1 cột đình gỗ lim đã hư hỏng bằng vật liệu bê tông có được không? Hiện chưa có hướng dẫn chính thức, nhưng chúng ta phải dựa trên nguyên tắc tôn trọng yếu tố gốc của di tích để tìm loại vật liệu thay thế cho phù hợp.
Qua những ý kiến của các chuyên gia đã phát biểu về vấn đề biến dạng di tích, trách nhiệm về phía Sở như thế nào?
Về phía địa phương, ông Vũ Hồng Hải - Phó Trưởng phòng Văn hóa & Thông tin huyện Phúc Thọ chia sẻ về những vướng mắc, khó khăn trong công tác vận động bảo tồn di tích
Huyện Phúc Thọ thường xuyên mời lãnh đạo Sở, ngành; đại diện ban quản lý di tích, cũng như các chuyên viên, chuyên gia đầu ngành về địa phương tuyên truyền, tập huấn về bảo tồn, duy tu di tích. Quá trình tuyên truyền được thực hiện thường xuyên, thậm chí được ghi hình, ghi âm gửi cho từng cơ sở.
Cho đến nay, người dân huyện Phúc Thọ đã chủ động xin phép cơ quan chính quyền để trùng tu, tu bổ các di tích trên địa bàn. Việc người dân có nguyện vọng trùng tu di tích là điều tích cực, tuy nhiên quá trình thực hiện và hướng dẫn thực hiện hiệu quả, đúng theo luật di sản cũng như các chế tài liên quan là câu chuyện dài.
Ông Vũ Hồng Hải trao đổi tại buổi tọa đàm. |
Một số di tích từ kháng chiến chống Mỹ được trưng dụng làm trường học, nhà kho, nơi ở quân đội… bị hư hỏng, xuống cấp nghiêm trọng. Cho đến nay, qua thời gian dài, việc tìm cơ sở để trùng tu đúng và hiệu quả những di tích này cũng rất khó khăn.
Bên cạnh đó, công tác cán bộ bao gồm điều chuyển, điều phối cán bộ văn hóa vẫn còn vấn đề. Từ năm 2007 cho đến nay, sự phát triển kinh tế xã hội ngày càng tăng, công tác cán bộ ngày càng hoàn thiện. 100% công chức văn hóa tại cơ sở là đại học , tuy nhiên, việc điều chuyển điều phối còn chồng chéo, dẫn đến nhận thức về di tích, di sản của một số bộ phần còn chưa đầy đủ.
Bên cạnh đó, phòng Văn hóa & Thông tin còn triển khai nhiều công tác khác như quản lý nhà nước về văn hóa, kinh doanh dịch vụ, xuất bản, báo chí… Bảo tồn di sản chỉ là một phần nhỏ. Trong khi đó biên chế ngày càng ít, ở cấp xã chỉ có 1 công chức xã hội văn hóa chủ yếu là do Ban quản lý di tích (BQL) chịu trách nhiệm. Mỗi di tích được xếp hạng đều có BQL tuy nhiên hầu hết là các vị trí kiêm nhiệm, còn lại là tự nguyện từ người dân cơ sở, chứ không có chế độ.
Kinh phí dành cho tu bổ di tích là xã hội hóa, hồ sơ tu bổ cần sự cấp phép từ các cấp.Do đó, cũng cần sự phối hợp, hướng dẫn chu đáo từ các bộ ban ngành, nhà đầu tư và chính quyền địa phương. Tôi đề xuất nhà nước bổ sung cơ chế hỗ trợ kinh phí lập hồ sơ thiết kế báo cáo kinh tế kỹ thuật ở các dự án tu bổ di tích bằng nguồn vốn xã hội hóa để công tác triển khai được hiệu quả hơn".
Thời gian qua, nhiều vụ vi phạm về tu bổ, di tích diễn ra như tại: Chùa Trăm Gian (Chương Mỹ), chùa Hương (Mỹ Đức), chùa Khúc Thủy (Thanh Oai) và gần đây nhất là vụ việc đình Lương Xá (Ứng Hòa) tạo ra một vài điểm "nóng" trên TP Hà Nội, với góc nhìn các chuyên gia, rất mong ông chia sẻ quan điểm về vấn đề này?
Tôi nghĩ 2 năm trở lại đây, trên các phương tiện thông tin đại chúng đã đưa nhiều thông tin liên quan tới những sai phạm ở chùa Trăm Gian hay chùa Hương, nhưn suy cho cùng TP Hà Nội đã có những cố gắng trong vấn đề bảo tồn di sản, điển hình như việc TP đã ban hành nhiều văn bản có tính pháp lý, cụ thể và tương thích với việc phát triển và bảo tồn di tích. Bởi vậy, Hà Nội được báo chí quốc tế mệnh danh là Thủ đô của di sản, Hà Nội có 5.922 di sản, 1.000 di tích được xếp hạng di tích quốc gia. Trong đó, Hà Nội có di sản Kiến trúc lịch sử Hoàng thành Thăng Long được công nhận là Di sản văn hóa thế giới.
Có thể nói, trong thời qua, Hà Nội thực sự rất quan tâm tới việc đầu tư bảo tồn di sản. Điển hình như từ năm 2010 - 2012, ngân sách cũng như từ nguồn huy động xã hội hóa cho bảo tồn di sản đã đạt 2.950 tỷ đồng. Trong năm 2013, ngân sách TP và nguồn vốn huy động xã hội hóa cho bảo tồn di sản đạt 830 tỷ đồng. Trong thời gian quan, Thủ đô đã thực hiện việc bảo tồn cho 1.475 di tích.
Trường hợp vi phạm di tích như chùa Hương, chùa Trăm Gian, chùa Khúc Thủy, đình Lương Xá… chỉ là một trong những điểm nhỏ trong tổng thể các di sản của Thủ đô, điều đó chưa thể làm mất đi giá trị của di sản Thủ đô. Tuy nhiên, đối với việc bảo tồn di sản văn hóa, TP Hà Nội cũng cần có sự quan tâm đặc biệt. Nhất là trong việc lựa chọn phương thức bảo tồn.
Như vụ việc bê tông hóa đình Lương Xá, huyện Ứng Hòa, việc bảo tồn theo hướng xây mới di tích bằng kết cấu bê tông thực sự đã vi phạm Luật Di sản văn hóa liên quan đến công tác bảo vệ và phát huy giá trị của di tích, di sản. Tôi cho rằng, việc bảo tồn những di tích, di sản lâu năm đã xuống cấp là rất cần thiết, song chính quyền các cấp cần lựa chọn những phương thức phù hợp và tương thích với di tích, di sản văn hóa đó để trùng tu, tu bổ, chứ không nên đơn giản hóa bằng việc bê tông hóa những di tích văn hóa. Chính quyền địa phương cần sự tham gia ý kiến của người dân sở tại, đặc biệt là tham khảo ý kiến các chuyên gia để có giải pháp khi tu bổ di tích, di sản đảm bảo các điều kiện cần thiết để còn nguyên gốc.
Ngoài ra, quá trình tu bổ di tích, di sản phải được triển khai dưới sự giám sát thường xuyên và nghiêm ngặt của tư vấn giám sát và cộng đồng cư dân nơi có di tích cũng như chính quyền địa phương.
Xin ông cho biết về tình hình quản lý di tích trên địa bàn TP Hà Nội hiện nay?