Năm 2014, Quốc hội thông qua mục tiêu tổng quát của phát triển kinh tế - xã hội với một số chỉ tiêu chủ yếu được xác định là: Tốc độ tăng tổng sản phẩm trong nước (GDP) khoảng 5,8%; kim ngạch xuất khẩu tăng khoảng 10%; tỷ lệ nhập siêu khoảng 6% kim ngạch xuất khẩu; tốc độ tăng giá tiêu dùng (CPI) khoảng 7%; tổng vốn đầu tư phát triển toàn xã hội khoảng 30% GDP; tỷ lệ bội chi ngân sách nhà nước 5,3% GDP.
Trước tình hình nền kinh tế còn gặp nhiều khó khăn do suy thoái kinh tế toàn cầu, Chính phủ đã ban hành Nghị quyết số 01/NQ-CP ngày 2-1-2014 về những nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu chỉ đạo điều hành thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và dự toán ngân sách nhà nước năm 2014.
Theo đó, các bộ, ngành, địa phương đã kịp thời ban hành chương trình hành động thực hiện Nghị quyết số 01/NQ-CP của Chính phủ. Nghị quyết số 01/NQ-CP xác định một số nhóm nhiệm vụ và giải pháp chủ yếu như: Tiếp tục ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát; tập trung tháo gỡ khó khăn, cải cách hành chính, cải thiện môi trường đầu tư, thúc đẩy phát triển sản xuất - kinh doanh; đẩy mạnh thực hiện ba đột phá chiến lược gắn với tái cơ cấu nền kinh tế, đổi mới mô hình tăng trưởng, nâng cao hiệu quả, sức cạnh tranh của nền kinh tế; bảo đảm phúc lợi xã hội và an sinh xã hội, cải thiện đời sống nhân dân;…
Trong bối cảnh nền kinh tế thế giới phục hồi chậm, song với sự lãnh đạo, chỉ đạo quyết liệt của Đảng, Nhà nước, cùng với sự nỗ lực, quyết tâm của các cấp, các ngành và các địa phương, kinh tế - xã hội của nước ta năm 2014 đã tăng trưởng ổn định, với nhiều chuyển biến tích cực.
Trong đó, tổng sản phẩm trong nước (GDP) năm (2014) ước tính tăng 5,98% so với năm 2013; riêng quý 3 tăng trên 6% và quý 4 tăng gần 7%. So với năm (2012), tổng sản phẩm trong nước (2014) đã tăng 0,73% và so với năm (2013) tăng 0,56%.
Các ngành kinh tế có mức tăng trưởng cao trên 5% đó là: Công nghiệp và xây dựng tăng 7,14%, tăng 2,75% so với năm trước; khu vực dịch vụ tăng 5,96%, tăng 2,62% so với (2013); lĩnh vực nông, lâm nghiệp và thủy sản tăng 3,49%, tăng 0,61% so với năm 2013 và góp phần nâng cao mức tăng trưởng chung của GDP trong năm 2014.
Tuy nhiên, nền kinh tế Việt Nam trong năm tới vẫn tiếp tục chịu áp lực từ những bất ổn về kinh tế và chính trị của thị trường thế giới, cùng với những khó khăn từ những năm trước chưa được giải quyết triệt để, như: Nợ xấu còn cao; hàng hóa trong nước tiêu thụ chậm; năng lực quản lý và cạnh tranh của doanh nghiệp còn yếu …
Với tăng trưởng năm sau cao hơn năm trước, đây là dấu hiệu tích cực của nền kinh tế, và là cơ sở thúc đẩy tăng trưởng (GDP) năm 2015 sẽ cao hơn.
Ảnh minh họa
|