Hai nhà lãnh đạo Triều Tiên và Hàn Quốc cùng nhau đến thăm đỉnh Paekdu, ngọn núi cao nhất của bán đảo Triều Tiên, sau khi kết thúc hội nghị thượng đỉnh ở Bình Nhưỡng bắt đầu từ ngày 18/9.
Núi Paekdu là ngọn núi lửa vẫn đang hoạt động nằm trên biên giới giữa Triều Tiên và Trung Quốc.
Đối với người dân Triều Tiên cũng như người Hàn Quốc, núi Paekdu là vùng đất linh thiêng. Triều Tiên khẳng định cố lãnh đạo Kim Jong-il ra đời tại một ngôi làng trên núi Paekdu.
Do chia cách hai miền, người Hàn Quốc không thể đến thăm Paekdu trong nhiều năm qua.
Khi gặp Nhà lãnh đạo Kim Jong Un lần đầu hồi tháng 4, Tổng thống Moon cho biết ông được mời leo lên đỉnh Paekdu từ phía Trung Quốc, nhưng đã từ chối lời mời.
Nhà lãnh đạo Hàn Quốc nói mong muốn của ông là được lên lên núi Paekdu từ phía Triều Tiên, nhằm thể hiện hy vọng cải thiện mối quan hệ hai miền đến mức độ bất kỳ người dân Hàn Quốc nào cũng có thể đến thăm ngọn núi từ Triều Tiên.
Chuyến tham quan núi Paektu đánh dấu thêm bước tiến trong việc cải thiện quan hệ liên Triều trong thời gian gần đây.
Hai nhà lãnh đạo Hàn Quốc và Triều Tiên có thể sẽ đi xe hơi đến tận đỉnh núi nếu điều kiện thời tiết cho phép. Sau đó, hai ông cũng có thể sẽ ghé thăm miệng núi lửa nổi tiếng Chonji.
Kết thúc chuyến du ngoạn, Tổng thống Moon sẽ trở lại Bình Nhưỡng để chuẩn bị lên đường về nước.
Cuộc đối thoại giữa ông Moon và Chủ tịch Kim tại Bình Nhưỡng là hội nghị thượng đỉnh liên Triều lần thứ 3 trong năm nay.
Kết thúc hội nghị thượng đỉnh liên Triều, Bình Nhưỡng hôm 19/9 cam kết dỡ bỏ các cơ sở thử tên lửa then chốt và gợi ý khả năng đóng cửa lò hạt nhân Yongbyon nếu Mỹ có hành động thiện chí.
Triều Tiên sẽ cho phép các chuyên gia từ “các quốc gia quan tâm” theo dõi quá trình đóng cửa các khu vực tự động cơ tên lửa tại Dongchang-ri, Tổng thống Hàn Quốc khẳng định tại cuộc họp báo chung với ông Kim Jong Un hôm 19/9.
Tổng thống Hàn Quốc và phu nhân bắt tay chào tạm biệt nhân viên nhà khách Paekhwawon sáng 20/9. Ảnh: Yonhap |
Theo ông Moon, Bình Nhưỡng cũng tiến tới đóng cửa lò phản ứng hạt nhân Yongbyon then chốt nếu Mỹ có những biện pháp đối lại tích cực.
Hội nghị thượng đỉnh liên Triều Tiên tại Bình Nhưỡng được đánh giá thành công trong nỗ lực nhằm nối lại cuộc đối thoại giữa Mỹ và Triều Tiên về vấn đề phi hạt nhân hóa, vốn đang bị đình trệ trong thời gian qua.
Chỉ vài giờ sau khi ông Moon và Kim ra tuyên bố chung của hội nghị thượng đỉnh tại Bình Nhưỡng. Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo cho biết, ông đã mời Ngoại trưởng Triều Tiên tới New York trong tuần tới, nhằm hoàn thiện tiến trình phi hạt nhân hóa.