Tuy nhiên, Người phát ngôn điện Kremlin không cung cấp thông tin cụ thể về thời gian. “Những cuộc tiếp xúc như vậy sẽ phải được lên kế hoạch rất cẩn thận. Chúng ta đang nói về cuộc tiếp xúc sau những căng thẳng trong sự phát triển mối quan hệ song phương. Đó là lý do vì sao, bất kỳ các cuộc tiếp xúc nào trên cấp độ cao nhất sẽ được thu xếp rất cẩn thận”, ông Peskov nói.
Ngày 9/1, Người Phát ngôn điện Kremlin cũng bác bỏ các buộc can thiệp đến cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ và cho rằng, những lời buộc tội này là vô căn cứ và “nghiệp dư”.
"Chúng tôi bác bỏ cáo buộc tham gia của Moscow, dù là quan chức hay dân thường trong các cuộc tấn công của các tin tặc", ông Peskov nói với các phóng viên trong một cuộc gọi hội nghị.
Trước đó, một báo cáo được cơ quan tình báo lần đầu tiên trình ra Quốc hội Mỹ, cáo buộc việc tham gia trực tiếp của Moscow vào cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ và giúp ông Trump thắng cử. Cụ thể, hacker Nga đã tấn công hệ thống email của đảng Dân chủ và ứng viên Tổng thống của đảng này là bà Hillary Clinton.
Cơ quan tình báo Mỹ cũng cảnh báo trong bản báo cáo rằng, Moscow có thể sẽ tiếp tục theo đuổi chiến dịch tấn công mạng nhằm gây ảnh hưởng tới các cuộc bầu cử sắp tới.
Trước đó, ông Trump từng phản đối kịch liệt các cáo buộc của giới tình báo rằng, Moscow đứng sau các vụ tấn công hay đã giúp ông thắng cử. Tuy nhiên, hôm 9/1, Tổng thống đắc cử Mỹ đã chấp nhận kết luận của cộng đồng tình báo Mỹ về việc Nga có liên quan đến các cuộc tấn công mạng trong cuộc bầu cử Tổng thống, trong bối cảnh sức ép từ các thành viên đảng Cộng hòa ngày càng tăng khi chỉ chưa đầy 2 tuần là đến lễ nhậm chức.