Việt Nam vươn mình trong kỷ nguyên mới

Trầy trật mua vé tàu tết

Chia sẻ Zalo

Kinhtedothi - Dù ngành đường sắt đã có nhiều cải tiến như bán vé điện tử, mua vé không cần tới ga tàu....nhưng sau 3 ngày mở bán vé tàu, tại Ga Sài Gòn, người dân cho biết vẫn trầy trật để mua vé tàu tết.

Không mua được vé vì... mạng yếu

Sau khi thông báo bắt đầu mở bán vé tàu tết qua mạng đợt đầu từ ngày 1/10 đến ngày 10/10 cho người dân mua và thanh toán qua điện tử. Được biết, để tránh tình trạng người không mua được vé hay nghẽn mạng mua vé nên ngành đường sắt đã mở bán sớm hơn 2 tháng so với những năm trước.

Theo quy định của Ga Sài Gòn, việc bán vé sẽ bắt đầu từ 8h sáng, tuy nhiên 7h sáng ngày 3/10 phóng viên có mặt tại khu vực bán vé của ga đã có hơn chục người dân ngồi đợi để mua được vé.
7 giờ sáng 3/10, hàng chục hành khách đợi trước quầy bán vé Ga Sài Gòn để mua vé tàu tết.
7 giờ sáng 3/10, hàng chục hành khách đợi trước quầy bán vé Ga Sài Gòn để mua vé tàu tết.
Anh Phạm Văn Công, quê Nam Định, hiện đang làm việc tại tỉnh Bình Dương cho biết tới ga tàu lúc hơn 6h sáng để mua vé tàu tết cho cả nhà. Lý giải việc sao không mua vé điện tử mà tới ga mua vé. Anh Công cho biết:  “Vào mạng đặt vé không được vì mạng quá yếu không đăng nhập được trang mua vé, có lúc đăng ký được thì lại không nhận được Gmail xác nhận đặt vé thành công từ hệ thống nên tôi phải lên tận ga để mua vé. Tưởng đặt vé điện tử thì không phải lên ga tàu mua vé nhưng cuối cùng vẫn phải lên tận ga để mua vé”, anh Công cho biết. 

Đưa tờ giấy thanh toán vé đã mua thành công qua mạng và thanh toán tiền từ ngân hàng, anh Hà Minh Thanh, 
Hà Nội ấm ức: “Ngày 2/10, tôi đăng ký mua vé từ hệ thống điện tử của Ga Sài Gòn với 3 vé chạy tuyến Sài Gòn - Hà Nội, hệ thống đã thông báo đặt chỗ nhưng không hiểu sao cái số tiền nó lại khác với số tiền trong hệ thống trong này. Giá vé tôi đặt cho 3 người là 4.466.000 đồng nhưng khi Ngân hàng VIB thanh toán số tiền lại lên 5.834.000 đồng ở Ngân hàng người ta không giải quyết vấn đề này, và thời gian giữ vé có 24h thôi, nên tôi phải chạy từ Thủ Đức lên đây để hỏi về việc này”.

Cũng tương tự anh Thanh, chú Nguyễn Văn Hưng ở Bình Dương cho biết, “Tôi đến đây từ 6 giờ sáng để hỏi rõ việc tại sao tôi đặt vé đi Hà Nội cho tôi và đứa cháu 7 tuổi với 2.956.000
đồng mà khi thanh toán qua ngân hàng tôi phải trả 3.144.000 đồng. Gọi điện lên ga thì cô nhân viên nói tôi là giá vé tôi trả tiền mua là của hàng ghế mềm còn ghế cứng mà tôi đã đăng ký trước đó thì có người đặt rồi. Tôi không chấp nhận lời giải thích này nên phải lên tận ga hỏi cho rõ.

Cũng có nhiều khách hàng vì không tin tương việc đặt vé qua mạng nên đã tìm tới tận ga để được mua vé. Chị Nguyễn Thị Thu, quê Nghệ An hiện đang làm công nhân tại quận 9 cho biết: “Tôi là công nhân, không biết gì về mạng nên không đặt được vé và cũng không an tâm khi đặt vé qua mạng nên đến tận ga mua như mọi năm cho chắc ăn”. Cũng theo chị Thu thì những năm trước trong nhà máy mình có nhiều người mua vé tàu qua mạng, hay điện thoại nhưng khi lấy vé thì chỗ ngồi không như hệ thống đã đăng ký nên mọi người không tin vào việc đặt vé qua mạng.

Xác nhận lỗi hệ thống bán vé điện tử

Trước sự ngậm ngùi của người dân gặp khó trong việc sở hữu tấm vé tàu về quê đón tết, trao đổi với phóng viên, đại diện Ga Sài Gòn ông Đỗ Quang Văn – Giám đốc chi nhánh vận tải đường sắt Sài Gòn xác nhận việc trục trặc về kỹ thuật trong mấy ngày qua là có.
Nhiều khách hàng phản ánh việc giá vé cao hơn giá niên yết khi thanh toán tại ngân hàng.
Nhiều khách hàng phản ánh việc giá vé cao hơn giá niêm yết khi thanh toán tại ngân hàng.
Theo ông Văn: “ Về việc người dân phản ánh việc giá vé đăng ký và giá vé thanh toán khách nhau, công ty  khẳng định giá vé khách hàng phải thanh toán tại ngân hàng là giá vé đúng,đã công bố. Còn sự chênh lệch giá vé giữa mua trên mạng và thực tế là do lỗi phần mềm, chúng tôi có ghi nhận ngày đầu tiên có một vài trường hợp như vậy, nhưng sau khi có phản ánh về lỗi của một số khách hành bên công ty đã giải quyết kịp thời trước 24h ngày 1/10/2015. Chúng tôi không mong muốn những sự cố này xảy ra, rất mong hành khách hết sức thông cảm vì đây là hệ thống kỹ thuật mới lần đầu tiênđược ứng dụng, nên chưa thể ổn định có trục trặc là không thể tránh khỏi”

Cũng theo ông Văn thì Ga Sài Gòn đã ký kết h
ợp tác với Công ty truyền thông FPT để kết hợp quản lý và vận hành hệ thống bán vé điện tử. Ông Nguyễn Hồng Hải, Giám đốc trung tâm giải pháp Dịch vụ vận tải khách hàng công ty FPT cho biết:  “Cái bất cập của cả hai vấn đề về chênh lệch giá vé từ hệ thống và việc sai lệch chỗ so với hệ thống là diễn ra đồng thời, hậu quả của nó cho đến giờ bên chúng tôi ghi nhận là không đáng kể, số trường hợp xảy ra sự cố chỉ đếm trên đầu ngón tay không quá nhiều. Nguyên nhân là do khối lượng vé đưa lên hệ thống quá lớn, nhưng đó là chỉ là sai lệch trên hệ thống, và khi xuất vé ra thì giá vé đã ổn định, chúng tôi kịp thời phát hiện và điều chỉnh, tuy nhiên khi xuất vé thì hệ thống sẽ thực hiện một số giao dịch điện tử khác, nên sẽ đảm bảo quyền lợi cho hành khác, dù sao đây cũng là sai sót kỹ thuật. Chúng tôi rất mong sự thông cảm của hành khách và hy vọng hành khách sẽ an tâmlà sẽ đặt vé được đúng lịch trình”.

Theo anh Trần Mạnh Cường, giám đốc công ty chuyên về công nghệ thông tin tại quận 1 TP.HCM cho rằng việc ngành đường sắt sử dụng phương pháp bán vé qua điện tử là tốt cho người dân. Tuy nhiên, với việc đường truyền mạng tại Việt Nam thuộc loại yếu thì tình trạng nhiều người cùng truy cập vào hệ thống một lúc sẽ tạo ra nghẽn đường truyền, hoặc đường truyền yếu là điều tất nhi
ên. Đồng thời, hệ thống mới đi vào hoạt động lần đầu thì cũng sẽ gặp nhiều trục trặc mà chính đại diện nhà ga và công ty đối tác không lường trước được sẽ diễn ra. Những việc như vậy đã được thấy tại cuộc thi tốt nghiệp phổ thông vừa qua khi hàng triệu học sinh cùng truy cập vào một hệ thống kiến hệ thống không thể truy cập được.