Khách Nhật Bản xem bản đồ khẳng định chủ quyền của Việt Nam đối với Hoàng Sa. Ảnh: Báo Đà Nẵng.
Đặc biệt, triển lãm đã trưng bày 3 tập atlas, gồm: Trung Quốc Địa đồ 1908, Trung Hoa Bưu chính Dư đồ 1933 và Trung Hoa Bưu chính Dư đồ 1919 do Trung Quốc xuất bản; các bản đồ do ông Trần Thắng, Chủ tịch Viện Văn hóa và Giáo dục Việt Nam tại Hoa Kỳ trao tặng; các bản đồ “Hoàng triều trực tỉnh địa dư toàn đồ” do Nhà xuất bản Thượng Hải (Trung Quốc) xuất bản năm 1904; Bản đồ “An Nam đại quốc họa đồ”; “Đại Nam nhất thống toàn đồ” và bản đồ các đài khí tượng Đông Dương… cùng các tư liệu liên quan đến quần đảo Hoàng Sa thuộc phông tư liệu Đệ nhất, Đệ nhị, Phủ Thủ tướng của chính quyền Việt Nam Cộng hòa từ 1954-1975.
Đáng chú ý, trong đợt Triển lãm này, tất cả các chú thích, thuyết minh, tư liệu sẽ được dịch sang tiếng Anh cùng với đội ngũ hướng dẫn viên có khả năng giới thiệu bằng các thứ tiếng Anh, Pháp, Nga, Trung, Nhật, Hàn, Thái nhằm giúp bạn bè quốc tế hiểu đúng, hiểu rõ hơn về chủ quyền của Việt Nam đối với quần đảo Hoàng Sa.
Đây là lần thứ 2 thành phố Đà Nẵng giới thiệu những bằng chứng sống động về lịch sử Hoàng Sa.
Trước đó, từ ngày 20/1 đến 20/2 tại Bảo tàng Đà Nẵng cũng đã diễn ra buổi triển lãm thu hút hơn/1.200 khách quốc tế và hàng vạn người dân Việt Nam.
Triển lãm lần này sẽ kéo dài đến ngày 15/5
Sở Ngoại vụ thành phố Đà Nẵng mời 26 hãng thông tấn, báo chí nước ngoài đến tham dự và đưa tin, như: Reuters (Anh), AFP (Pháp), AP (Mỹ), Istar-Tass (Nga), NHK và Asahi Shimbun (Nhật Bản), Yonhap (Hàn Quốc), Nhân dân nhật báo (Trung Quốc), Đài Truyền hình Trung ương Trung Quốc (CCTV), Economic Daily, Tân Hoa xã (Trung Quốc), CAN (Đài Loan, Trung Quốc). |