Việt Nam vươn mình trong kỷ nguyên mới

Trung Quốc “đơn độc” ở Biển Đông

Chia sẻ Zalo

Kinhtedothi - Chưa bao giờ hoạt động bồi đắp đảo nhân tạo phi pháp tại Biển Đông của Trung Quốc lại vấp phải những phản ứng gay gắt và động thái quân sự mạnh mẽ như vậy từ phía Mỹ.

Thực tế, không chỉ có Washington quan ngại về tham vọng lãnh thổ của Bắc Kinh.
Từ thông điệp đến hành động

Tuần trước, Mỹ đã điều một tàu khu trục tới tuần tra phạm vi 12 hải lý quanh các đảo nhân tạo Trung Quốc xây dựng trái phép ở Biển Đông. Đây là động thái mạnh mẽ nhất từ trước tới nay của Washington nhằm phản đối những tuyên bố chủ quyền thông qua các thực thể nhân tạo Bắc Kinh bồi đắp trái phép ở vùng biển này. Đáp lại những phản ứng phẫn nộ của Trung Quốc, giới chức hải quân Mỹ ngày 3/11 tuyên bố sẽ duy trì tuần tra Biển Đông khoảng 2 lần/quý nhằm nhắc nhở Bắc Kinh cũng như các quốc gia khác cần tuân thủ luật pháp quốc tế trên biển.
Tàu khu trục tên lửa Mỹ USS Lassen thực hiện tuần tra trong khu vực 12 hải lý thuộc đảo nhân tạo mà Trung Quốc xây dựng trái phép trên khu vực quần đảo Trường Sa của Việt Nam.
Tàu khu trục tên lửa Mỹ USS Lassen thực hiện tuần tra trong khu vực 12 hải lý thuộc đảo nhân tạo

mà Trung Quốc xây dựng trái phép trên khu vực quần đảo Trường Sa của Việt Nam.
Một lần nữa, Tư lệnh Bộ Chỉ huy Thái Bình Dương của Mỹ, Đô đốc Harry Harris ngày 3/11 tại thủ đô Bắc Kinh đã khẳng định, quân đội Mỹ sẽ tiếp tục hoạt động tại bất cứ nơi nào, ở bất cứ thời điểm nào mà luật pháp quốc tế cho phép. Biển Đông đang và sẽ không phải là một ngoại lệ. Tuyên bố trên thể hiện rõ quyết tâm của Mỹ đối với vùng biển quan trọng chiến lược, nơi giao thương của hơn 5.000 tỷ USD hàng hóa thương mại mỗi năm.

Đoàn kết thực thi luật pháp quốc tế

Giữa lúc Washington và Bắc Kinh liên tục đưa ra các tuyên bố về việc điều tàu của Mỹ tới Biển Đông, Nhật Bản đã bày tỏ mong muốn hợp tác với Hàn Quốc và Mỹ nhằm duy trì hòa bình khu vực biển này. Phó Chánh Văn phòng Nội các Nhật Bản Koichi Hagiuda trong cuộc gặp Tổng thống Hàn Quốc Park Geun-hye ngày 2/11 cho biết, Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe bày tỏ mong muốn thiết lập hợp tác giữa hai nước và Mỹ trong việc duy trì vùng Biển Đông mở và yên bình.

Những tranh chấp trên Biển Đông chắc chắn sẽ “làm nóng” Hội nghị Bộ trưởng Quốc phòng ASEAN (ADMM) và các hội nghị liên quan từ 3 - 5/11 tại Malaysia. Trước thềm Hội nghị, Bộ trưởng Quốc phòng Malaysia Hishammuddin Hussein nhấn mạnh, các nước ASEAN phải đoàn kết và thống nhất để đảm bảo ổn định khu vực cũng như trong giải quyết tranh chấp với nước lớn ở Biển Đông.

Trên thực tế, tại cuộc họp hẹp của ADMM Retreat diễn ra hôm 3/11, các bộ trưởng đã trao đổi đánh giá về những tranh chấp tại Biển Đông, đặc biệt là vấn đề an ninh, an toàn hàng hải ở Biển Đông cần được đảm bảo tự do đi lại và giao thông đường biển...

Tại cuộc họp này, đoàn Việt Nam cũng chia sẻ những vấn đề an ninh chung, đồng thời khẳng định những vấn đề hợp tác cũng như đánh giá, nhìn nhận trên Biển Đông cần tuân thủ luật pháp quốc tế và chấp hành nghiêm các cam kết chung của khu vực như Tuyên bố về ứng xử của các bên ở Biển Đông (DOC), nguyên tắc 6 điểm của ASEAN, cũng như nhanh chóng hướng tới thực hiện Bộ Quy tắc ứng xử ở Biển Đông (COC) giữa Trung Quốc và ASEAN.