Việt Nam vươn mình trong kỷ nguyên mới

Trung Quốc: Phát hiện 1 đường dây làm thuốc giả cực lớn

Chia sẻ Zalo

KTĐT - Bộ Công an Trung Quốc vừa tóm gọn 1 đường dây sản xuất và bán thuốc giả, một số loại thuốc làm từ thức ăn chăn nuôi, bắt giữ 114 nghi phạm và thu giữ hơn 65 triệu viên thuốc giả.

Trung Quốc thường xuyên bị ảnh hưởng bởi những vụ bê bối thuốc giả bất chấp cam kết của chính phủ trong việc tăng cường sự giám sát đối với ngành công nghiệp dược phẩm.

Bộ Công an Trung Quốc cho biết trong 1 thông cáo rằng, 1.000 cảnh sát đã đột kích 117 xào huyệt và nhà thuốc sản xuất và bán thuốc giả. Đây là kết quả của 1 cuộc điều tra kéo dài 4 tháng với những phát hiện về 1 băng đảng chuyên đóng gói các loại dược phẩm hết hạn, sử dụng các thành phần nguy hiểm như thức ăn chăn nuôi và chất nhuộm màu để làm tân dược.

“Để làm cho các loại thuốc giả giống với thuốc thật về màu sắc, trọng lượng và cả mùi vị, hình dáng… những kẻ này đã thêm bột sắt và chất diazepam (dùng để điều trị rối loạn lo âu) vào các sản phẩm… mà có thể gây nguy hiểm cho bệnh nhân sử dụng phải”, phát ngôn viên của Bộ Công an Trung Quốc cho biết.

Bản báo cáo này không nói rõ có nạn nhân nào gặp phải biến chứng khi sử dụng các loại tân dược giả độc hại này không.

Hầu hết các thuốc giả được bán cho các bệnh viện và nhà thuốc ở ngoại ô và nông thôn và chúng cũng dùng cả báo chí và đặc biệt là internet để quảng bá, bán hàng.

Đây là trường hợp mới nhất trong một 1 loạt các vụ bê bối an toàn thực phẩm và thuốc tại đất nước này. Trong năm 2007, Zheng Xiaoyu, nguyên đứng đầu Nhà nước thực phẩm và Cục Quản lý dược, đã bị xử tử vì đã nhận hối lộ 850.000 $ để được phê duyệt hàng trăm loại thuốc mà 1 số trong đó sau này đã phát hiện ra là rất nguy hiểm.

Mặc dù sau đó, chính phủ đã có những cam kết để kiểm soát thực phẩm và thuốc tốt hơn nhưng các vụ bê bối vẫn tiếp tục được phát giác. Một trong những vụ bê bối lớn nhất là năm 2008, khi hàng loạt trẻ em bị tử vong và bệnh nặng do dùng sản phẩm sữa có chứa hóa chất công nghiệp melamine.

Mới đây nhất là tháng 9 năm 2011, chính phủ Trung Quốc đã bắt giữ 32 người sản xuất dầu ăn lấy từ cống của các nhà máy.