Việt Nam vươn mình trong kỷ nguyên mới

Từ bê bối Huawei: Ông Trump chọn an ninh quốc gia hay tự do thương mại?

Cẩm Anh (Theo Bloomberg)
Chia sẻ Zalo

Kinhtedothi - Câu hỏi đặt ra trong bối cảnh Tổng thống Mỹ Donald Trump được cho là sắp đưa ra lệnh cấm các tập đoàn Trung Quốc tham gia hệ thống 5G của nước này.

Ranh giới giữa việc bảo hộ kinh tế và phòng ngừa an ninh quốc gia khó có thể phân định rạch ròi trong thời buổi chi phối bởi công nghệ này.

 Ảnh minh họa. 

Ranh giới mong manh

Trong bối cảnh Tổng thống Mỹ Donald Trump được cho là sắp ban hành lệnh cấm các công ty Trung Quốc như Huawei tham gia xây dựng mạng không dây 5G tại Mỹ, tầm quan trọng của động thái này vượt xa ý nghĩa đối với các công ty viễn thông Mỹ.

Viễn cảnh Mỹ giới hạn tiếp cận thị trường công nghệ với các đối thủ cạnh tranh từ Trung Quốc đặt ra một vấn đề gây khó khăn cho các nhà hoạch định chính sách trong tương lai gần: Làm thế nào để có thể vạch ra ranh giới giữa bảo hộ kinh tế và lợi ích an ninh quốc gia hợp pháp? Trong một thế giới của dữ liệu và đánh cắp dữ liệu, liệu một ngành công nghiệp liên quan đến công nghệ có thể được trao ngoại lệ đối với các quy tắc thương mại tự do?

Một mặt, từ góc độ kinh tế thương mại tự do, cấm Tập đoàn Huawei khỏi thị trường Mỹ mang hơi hướng bảo hộ cổ điển. Nguyên tắc nền tảng của thương mại tự do là các đối thủ nước ngoài nên được phép tiếp cận thị trường trong nước, bởi cạnh tranh sẽ thúc đẩy hiệu quả.

Rõ ràng, nhiều doanh nghiệp Trung Quốc, dù thuộc sở hữu nhà nước hoặc hoàn toàn do nhà nước kiểm soát, đều nhận được trợ cấp bất hợp pháp từ chính phủ, hạ thấp chi phí một cách thiếu công bằng và phá vỡ các quy tắc thương mại chung.

Tuy nhiên, phương thức để giải quyết các ưu tiên thiếu công bằng đó, theo luật pháp và hệ tư tưởng thương mại tự do, không bao gồm cấm hoàn toàn cạnh tranh nước ngoài, thay vào đó là sử dụng các công cụ của luật thương mại để gây áp lực để ngăn chặn các khoản trợ cấp từ nước ngoài.

Lợi ích quốc gia 

Mặt khác, từ góc độ an ninh quốc gia, cơ sở hạ tầng công nghệ là một ứng cử viên hợp lý trong các ngành công nghiệp mà chính phủ nên loại trừ các đối thủ cạnh tranh từ các quốc gia đối đầu. Có thể nói, việc thu thập dữ liệu từ mạng 5G mà các công ty Trung Quốc xây dựng tại nước ngoài đem đến lợi ích quốc gia cho Bắc Kinh. Điều đó có nghĩa là Mỹ cần ngăn điều này diễn ra nếu muốn bảo vệ lợi ích an ninh quốc gia.

Thực tế, các doanh nghiệp Mỹ không giỏi hơn Trung Quốc trong vấn đề này. Các công ty Mỹ là mục tiêu dễ dàng bị tình báo Mỹ đánh cắp loại dữ liệu. Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo không đạt được mục đích khi thuyết phục các bên thứ ba như Hungary hoặc Ba Lan mua cơ sở hạ tầng 5G của Mỹ - mục đích chính của chuyến thăm hiện tại của ông Pompeo tới châu Âu. Không ai tin điều đó. Thay vào đó, ông Pompeo khẳng định Mỹ không muốn xây dựng các căn cứ quân sự ở các quốc gia có cơ sở hạ tầng viễn thông của Trung Quốc.

Chốt lại, rất khó khẳng định, liệu lệnh cấm của chính quyền ông Trump nhằm ngăn chặn cạnh tranh của Trung Quốc về cơ sở hạ tầng viễn thông sẽ là động thái bảo hộ bất đắc dĩ hay là một biện pháp phòng ngừa an ninh quốc gia đáng mong muốn. Rất có thể là cả hai.