Việt Nam vươn mình trong kỷ nguyên mới

Tuần "buồn" của nền kinh tế thế giới

Hương Thảo (Theo Bloomberg)
Chia sẻ Zalo

Kinhtedothi - Từ việc làm của Mỹ đến xuất khẩu của Trung Quốc, các dữ liệu gần đây nhất đã vẽ lên một bức tranh bi quan hơn bao giờ hết...

Ảnh minh họa. 
Chỉ trong ngày 8/3, sự tăng trưởng chậm nhất trong vòng hơn một năm qua của việc làm ở Mỹ; sự sụt giảm xuất khẩu của Trung Quốc và sự giảm bất ngờ trong đơn đặt hàng nhà máy của Đức đều được báo cáo.
Cụ thể, biên chế của Mỹ chỉ tăng 20.000 trong tháng 2, thấp hơn mức dự báo trung bình 180.000 trong một cuộc khảo sát của Bloomberg với các nhà kinh tế. Deutsche Bank đã cảnh báo nền kinh tế Mỹ có thể tăng trưởng dưới 1% trong quý này, rơi sự suy yếu của thị trường lao động sẽ ảnh hưởng xấu đến sức mua của người tiêu dùng. Ngày mai (11/3), Chính phủ Mỹ dự kiến sẽ công bố dữ liệu bán lẻ trong tháng 1 - rất được mong chờ sau một tháng cuối cùng năm 2018 chứng kiến ​​sự sụt giảm tồi tệ nhất trong vòng 9 năm trở lại đây.
Tại châu Á, xuất khẩu từ Trung Quốc đã giảm gần 21% trong tháng 2/2019 - là mức cao nhất trong 3 năm qua, trong khi đơn đặt hàng của nhà máy Đức bất ngờ giảm 2,6% trong tháng 1 - mức cao nhất kể từ tháng 6 năm ngoái. Trước đó, còn ghi nhận, các chỉ số quản lý mua hàng PMI ở Trung Quốc, Nhật Bản và khu vực đồng euro đều bị thu hẹp.
Có quyền lạc quan
David Hensley - Giám đốc kinh tế toàn cầu tại JPMorgan ở New York cho biết, có một khả năng giúp kinh tế thế giới chống lại chiều hướng đi xuống này, dự báo sẽ đến trong nửa cuối năm nay. Điều này phần lớn phụ thuộc vào việc liệu Tổng thống Mỹ Donald Trump và Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình có thể giải quyết tranh chấp thương mại của hai nước hay không, hòng xóa tan làn sương mù không chắc chắn đang bủa vây các DN đầu tư và tuyển dụng.
Bên cạnh đó, việc Vương quốc Anh có thể tránh được tình huống rời khỏi Liên minh châu Âu mà không có thỏa thuận hay không cũng góp một phần không nhỏ.
Nhiều giải pháp mang tính an toàn cũng đã được chính phủ và ngân hàng trung ương đưa ra phòng trường hợp tăng trưởng thực sự đi lùi. Chính phủ Trung Quốc tuần này tuyên bố cắt giảm thuế giá trị gia tăng lên tới 800 tỷ NDT (119 tỷ USD) khi nước này hạ mục tiêu tăng trưởng xuống mức 6% cho năm 2019 từ khoảng 6,5% hồi cuối cùng năm.
Trong khi ngân hàng trung ương châu Âu đã trở thành ngân hàng trung ương đầu tiên đưa ra nhiều kích thích hơn dưới dạng các khoản vay giá rẻ mới cho các ngân hàng, đi kèm cam kết không tăng lãi suất cho đến năm 2020. Chủ tịch Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) Jerome Powell phát biểu tối 8/3 rằng cơ quan này sẽ tạm ngừng chiến dịch tăng lãi suất của mình.
Các nhà kinh tế học Bloomberg nhận định: Đây là thời điểm gia tăng của một sự thiếu chắc chắn đối với tăng trưởng toàn cầu. Sự tạm dừng của Fed, thỏa thuận "đình chiến" thương mại Mỹ - Trung và nỗ lực kích thích của Bắc Kinh là tất cả những lạc quan tạm thời. Từ việc làm của Mỹ đến xuất khẩu của Trung Quốc, các dữ liệu gần đây nhất đã vẽ lên một bức tranh bi quan hơn bao giờ hết, nhưng những mong đợi về sự ổn định trong quý II thì vẫn còn.