Việt Nam vươn mình trong kỷ nguyên mới

Tỷ phú Ai Cập muốn mua đảo cho người tị nạn ở

Chia sẻ Zalo

Kinhtedothi - Trong khi dư luận quốc tế vẫn bàng hoàng trước những hỗn loạn trong vấn nạn người di cư tới châu Âu, một tỷ phú Ai Cập đã đưa ra ý tưởng giúp đỡ những người tị nạn gặp nguy hiểm này.

Theo đó, ông dự định sẽ mua một hòn đảo tại khu vực Địa Trung Hải làm nơi trú ẩn cho những người phải rời bỏ quê hương vì xung đột chiến tranh và nghèo đói này.

Cụ thể, ông trùm truyền thông Ai Cập – Naguib Sawiris ngày 1/9 đã đăng nội dung ý tưởng này lên mạng xã hội Twitter, cho rằng một hòn đảo bỏ hoang tại bờ biển Italy hoặc Hy Lạp có thể trở thành nơi trú ẩn an toàn cho những người di cư đang bơ vơ.
Ông trùm truyền thông Ai Cập – Naguib Sawiris.
Ông trùm truyền thông Ai Cập – Naguib Sawiris.
Khi được hỏi về tính khả thi của ý tưởng, ông Sawiris chia sẻ với đài AFP: “Tất nhiên, chúng ta có hàng chục hòn đảo bỏ hoang và có thể được tôn tạo trở thành nơi ở cho hàng ngàn người di cư.”
Dù công nhận ý tưởng này có một số bất cập, tỷ phú Ai Cập cũng cho rằng cần giải quyết vấn đề di cư với sự chung tay của cộng đồng quốc tế.
Tỷ phú Naguib Sawiris muốn mua đảo làm chỗ trú thân cho người di cư.
Tỷ phú Naguib Sawiris muốn mua đảo làm chỗ trú thân cho người di cư.
Nếu ý tưởng này được các quốc gia lân cận Địa Trung Hải áp dụng, ông Sawiris nói thêm, “trước tiên vấn đề trú ẩn tạm thời cho người di cư sẽ được giải quyết, sau đó bắt đầu tuyển dụng họ vào các vị trí xây dựng, trường học, bệnh viện.”
Kể từ đầu năm tới nay, hơn 2.300 người đã thiệt mạng trên đường cập bến châu Âu, rất nhiều trong số đó đến từ Syria, nơi 4 triệu người đã trôi dạt khỏi quê hương kể từ năm 2011 do xung đột trong nước.

Tuần qua, hình ảnh thi thể một cậu bé 3 tuổi người Syria trôi dạt vào bờ biển Thổ Nhĩ Kỳ đã trở thành “giọt nước tràn ly”, thúc bách giới chức châu Âu nhanh chóng đưa ra các chính sách giải quyết vấn nạn này. Theo đó, chính quyền Anh đã nhượng bộ trước yêu cầu tiếp nhận thêm người nhập cư Syria.

Bên cạnh đó, giới chức Berlin và Paris cũng đồng loạt kêu gọi thiết lập một hệ thống hạn ngạch nhập cư để đảm bảo các quốc gia châu Âu chia sẻ gánh nặng này một cách công bằng phân minh.