Vietnam ICT Summit là sự kiện thường niên do Hiệp hội Phần mềm và Dịch vụ CNTT Việt Nam (VINASA) tổ chức từ năm 2011. Ngoài các phiên thảo luận chính diễn ra trong hai ngày 20 - 21/6: "Hạ tầng thông tin quốc gia - Vấn đề và giải pháp", "CNTT - Nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp", "CNTT - Cải cách đào tạo đại học", "CNTT - Cải cách thể chế, nâng cao năng lực cạnh tranh vĩ mô", Vietnam ICT Summit 2013 còn có Triển lãm Vietnam ICT Best Practice trưng bày các sản phẩm, giải pháp, thiết bị CNTT - TT. |
Để làm được điều này, Thủ tướng cho rằng, các bộ, ngành, địa phương và cộng đồng doanh nghiệp, chuyên gia, nhà nghiên cứu phải nâng cao nhận thức, quán triệt quan điểm CNTT là một nền tảng của phương thức phát triển mới trong các cấp quản lý, các ngành kinh tế - xã hội, trong mỗi doanh nghiệp và toàn xã hội, hướng tới mục tiêu nâng cao toàn diện năng lực cạnh tranh quốc gia, coi đây là con đường ngắn nhất để Việt Nam tiến kịp các nước phát triển. Bên cạnh đó, chúng ta cần xây dựng hệ thống hạ tầng thông tin quốc gia, ban hành chuẩn thông tin quốc gia, bảo đảm khả năng kết nối liên thông đồng bộ, chú trọng công tác an ninh, an toàn bảo mật thông tin quốc gia… Xây dựng cơ chế chính sách tạo thuận lợi và hiệu quả cao nhất cho việc ứng dụng CNTT cũng là một trong 7 giải pháp quan trọng được Thủ tướng đưa ra. Về vấn đề này, PGS.TS Trương Gia Bình, Chủ tịch Hiệp hội Phần mềm VINASA cho rằng: "Ứng dụng CNTT cần phải là yêu cầu bắt buộc trong mọi lĩnh vực, mọi công trình, dự án đầu tư, trước mắt là trong cải cách hành chính, giao thông, y tế, giáo dục, phát triển đô thị. Những yêu cầu này phải được thể chế hóa bằng văn bản pháp luật. Đây là con đường ngắn nhất để các nước đi sau như Việt
Nguyên Thủ tướng Nhật Yukio Hatoyama chia sẻ, trong lĩnh vực CNTT - TT, điều quan trọng hiện nay đối với Việt Nam là đầu tư tài nguyên vào phát triển nguồn nhân lực sao cho trong tương lai gần, người dân với chính đôi tay mình có thể hiện thực hóa một xã hội mạng phổ cập.