Phê bình các địa phương tiêm chậm
Theo Thứ trưởng Bộ Y tế Đỗ Xuân Tuyên, Bộ Y tế đã rất tích cực để tiếp cận các nguồn vaccine Covid-19 nhằm đưa vaccine về Việt Nam nhanh nhất, sớm nhất và nhiều nhất có thể để tiêm cho người dân. Trong thời gian qua, Bộ Y tế đã phân bổ cho các viện và địa phương trên 18 triệu liều để triển khai tiêm chủng. Tuy nhiên, báo cáo tổng hợp, đánh giá của cơ quan thường trực Ban Chỉ đạo tiêm chủng quốc gia cho thấy, một số địa phương có tiến độ tiêm chủng vaccine chậm so với số lượng vaccine được phân bổ.Tính đến sáng 10/8, sau 5 tháng triển khai tiêm chủng, cả nước đã tiêm được 9.987.587 liều vaccine, trong đó tiêm 1 mũi là 8.984.300 liều, tiêm mũi 2 là 1.003.287 liều (tỷ lệ sử dụng đạt 67% so với số vaccine 18 đợt, riêng vaccine Moderna và Sinopharm chỉ tính 1/2). Bộ Y tế cho biết, hiện một số địa phương có tốc độ tiêm chủng vaccine chậm bao gồm: Đồng Nai, Tây Ninh, Trà Vinh, Bình Dương, Hậu Giang, Bà Rịa - Vũng Tàu, Tiền Giang, Thanh Hóa. “Đối với tỉnh, TP triển khai tiêm chậm, sau ngày 15/8 tiêm không hết lượng vaccine đã được phân bổ thì Bộ Y tế chủ động điều chuyển cho các đơn vị khác” – Thứ trưởng Đỗ Xuân Tuyên cho biết.Lãnh đạo Bộ Y tế cũng yêu cầu tất cả các địa phương, đơn vị phải đẩy nhanh tiến độ tiêm chủng vaccine để từng bước đảm bảo miễn dịch cộng đồng. Tất cả các đơn vị tiêm vaccine với tỷ lệ thấp so với số vaccine được phân bổ, Bộ Y tế sẽ thông báo trên các phương tiện thông tin đại chúng để Nhân dân biết, theo dõi và giám sát. Ngoài ra, Bộ Y tế cũng đề nghị các địa phương không lựa chọn mà vaccine về đợt nào thì triển khai tiêm đợt đó.Xin đừng “cắt” vaccine của dân!Trước thông tin các địa phương triển khai tiêm vaccine chậm, Bộ Y tế sẽ “cắt” và chuyển cho địa phương khác, nhiều người dân bày tỏ băn khoăn, lo lắng sẽ không được tiêm vaccine. Ông Nguyễn Đức Chương (TP Thanh Hóa, tỉnh Thanh Hóa) cho biết: “Tôi vừa đọc báo nắm được, Thanh Hóa là một trong 8 tỉnh tiêm chậm, nguy cơ sẽ bị Bộ Y tế điều chuyển số vaccine được phân bổ sang địa phương khác. Tôi rất lo lắng, không biết bao giờ gia đình tôi mới được tiêm phòng bệnh”. Chị Đoàn Thị Thái (TP Tây Ninh, tỉnh Tây Ninh) cho biết, vợ chồng chị người là giáo viên, người bộ đội nên được ưu tiên tiêm vaccine sớm. Còn bố mẹ chồng chị dù đăng ký tiêm vaccine đã lâu nhưng chờ mãi, đến nay vẫn chưa được gọi đi tiêm chủng. Nay được biết vaccine đã được phân bổ nhiều, nhưng Tây Ninh triển khai tiêm chậm, chị Thái rất lo lắng, vì tình hình dịch tại địa phương này rất phức tạp, trong khi bố mẹ già yếu, không may nhiễm bệnh thì dễ bị biến chứng. “Nơi nào tiêm vaccine chậm là do khâu tổ chức, con người, cần quy trách nhiệm cho đơn vị, cá nhân trong tổ chức tiêm vaccine, kỷ luật lãnh đạo để làm gương. Còn nếu chỉ “cắt” vaccine là xong, thì người dân chịu thiệt thòi quá” – chị Thái bày tỏ.Nhiều ý kiến khác lại cho rằng, các địa phương tiêm chậm có thể do nhiều lý do, Bộ Y tế nên xem xét, vướng hay khó khăn ở khâu nào, thì cùng với lãnh đạo tỉnh, TP đó gỡ vướng để công tác tiêm chủng đạt tiến độ. Đề cập vấn đề này, theo lãnh đạo một bệnh viện tuyến T.Ư trên địa bàn Hà Nội, việc tiêm vaccine cho người dân đang vô cùng cần thiết, cấp bách hơn bao giờ hết. Tuy nhiên, thực tế hiện nay nhiều địa phương thiếu trang thiết bị như thiếu phương tiện trữ đông, địa bàn rộng, nhân lực mỏng, vừa làm công tác chống dịch, vừa triển khai tiêm chủng nên còn nhiều khó khăn. Vậy nên, lãnh đạo địa phương đó cần phải vào cuộc sát sao hơn, huy động nguồn lực đẩy mạnh chiến dịch tiêm chủng. Những việc nào khó quá, ngoài tầm địa phương thì báo cáo Bộ Y tế tìm cách hỗ trợ. Đừng vì thấy khó mà chùn bước, ảnh hưởng đến tiến độ tiêm chủng!Hà Nội tăng tốc tiêm chủngPhó Giám đốc Sở Y tế Hà Nội Vũ Cao Cương cho biết, hiện TP đã tiếp nhận 1.635.500 liều vaccine phòng Covid-19. Cuối tuần qua, Hà Nội tiếp tục được phân bổ thêm 584.884 liều của Bộ Y tế. Tính đến tối 9/8, Hà Nội đã tiêm được 995.165 mũi tiêm với số người đã được tiêm là 933.005 (chiếm tỷ lệ 11.21% dân số).Trong những ngày tới, Hà Nội tiếp tục đẩy nhanh tiến độ tiêm chủng cho người dân với 715 điểm tiêm cố định và lưu động như các bệnh viện, trường học, nhà văn hóa… đảm bảo giãn cách theo Chỉ thị 17/CT-UBND của TP. Sở Y tế Hà Nội đã yêu cầu các đơn vị rà soát tiêm chủng cho các đối tượng theo thứ tự ưu tiên trong Phương án số 170 của UBND TP Hà Nội. Đề cập đến công tác triển khai tiêm chủng tại Hà Nội, Bí thư Thành ủy Hà Nội Đinh Tiến Dũng cho biết, TP đã sẵn sàng các điểm tiêm chủng cố định và lưu động trên toàn địa bàn với tổng số 1.200 dây chuyền tiêm và 100 tổ cấp cứu lưu động tham gia ứng trực xử lý các tình huống bất thường sau tiêm. Trước mắt, mục tiêu của TP bảo đảm năng lực tiêm 200.000 mũi/ngày. Khi vaccine về nhiều, sẽ huy động tổng lực để tiêm chủng cho người dân đáp ứng yêu cầu đề ra.
Trong những ngày TP đang thực hiện giãn cách xã hội theo Chỉ thị 17 của UBND TP cũng không ảnh hưởng đến tốc độ tiêm chủng. Chiến dịch tiêm vẫn đang được thực hiện “thần tốc”, nhiều địa phương bố trí tiêm cả ca đêm để tạo điều kiện cho người dân đến tiêm chủng. Hà Nội đảm bảovaccine về đến đâu, tiêm hết đến đó, không để tồn dư, quá hạn vaccine.Phó Giám đốc Sở Y tế Hà Nội Vũ Cao Cương |