Việt Nam vươn mình trong kỷ nguyên mới

Vấn đề hạt nhân và bạo lực gia tăng giúp vàng đứng vững đỉnh 3 tháng

Bích Hời
Chia sẻ Zalo

Kinhtedothi – Sáng nay (8/1), giá vàng thế giới và trong nước gần như đi ngang so với chốt phiên cuối tuần trước. Giá vàng thế giới đứng ở đỉnh 3 tháng trước.

Đầu phiên giao dịch sáng nay, lúc 8 giờ 45 giới Hà Nội, giá vàng thế giới giao dịch quanh mức 1.320 USD/oz, đi ngang so với chốt phiên cuối tuần trước và đứng ở đỉnh của 3 tháng trước.

Giá vàng trong nước sáng nay giảm nhẹ so với chốt phiên trước 20.000 đồng.

Cụ thể, lúc 8 giờ 45 giá vàng SJC giao dịch trên thị trường tự do mua-bán tại TP Hồ Chí Minh quanh mức 36,46-36,7 triệu đồng một lượng. Tại thị trường Hà Nội và Đà Nẵng giá vàng SJC giao dịch cùng thời điểm ở mức 36,46-36,68 triệu đồng một lượng. Tất cả các thị trường trên đều giảm 20.000 đồng một lượng so với chốt phiên trước.
 Giá vàng miếng SJC sáng nay giảm nhẹ. Vàng thế giới vẫn đứng ở mức cao đỉnh 3 tháng trước. Ảnh minh họa.
Sáng nay, các DN kinh doanh vàng bạc cũng giảm nhẹ giá vàng miếng SJC. Cụ thể, giá vàng SJC được tập đoàn Doji niêm yết ở mức 36,51-36,61 triệu đồng một lượng, giảm 30.000 đồng/lượng so với chốt phiên cuối tuần trước.

Công ty Phú Quý niêm yết giá vàng miếng SJC ở mức 36,53-36,6 triệu đồng một lượng, giảm 20.000 đồng/lượng so với chốt phiên cuối tuần trước.

Đánh giá của các DN, giá vàng điều chỉnh trong biên độ hẹp, công với sắc hút dòng vốn của chứng khoán nên thị trường tiếp tục kéo dài chuỗi ngày ảm đạm.

Phân tích của các chuyên gia thế giới, giá vàng đầu tuần vẫn đứng ở mức cao là do thị trường chưa đón nhận thêm những thông tin mới. Trong khi đó vấn đề biểu tình mất ổn định chính tại Iraq, Syria, Yemen, cũng như vấn đề hạt nhân ở Iran, Triều Tiên vẫn chưa có giải pháp giải quyết. Do đó nó vẫn ảnh hưởng tới thị trường vàng. Nhờ đó, bên cạnh việc giao dịch kiếm lời từ chứng khoán, trái phiếu thì nhà đầu tư vẫn dành một phần vốn cho dự trữ và giao dịch vàng.

Trong những ngày cuối năm 2017 và đầu 2018, các nhà phân tích thế giới và trong nước cũng đã nói nhiều đến chính sách thương mại của ông Donald Trump. Theo đó, các nhà phân tích nhận định rằng, việc ông Trump đưa ra chính sách “nước Mỹ là trên hết” ngay từ khi ông tranh cử và thực hiện hơn 1 năm qua. Mỹ đã rút khỏi Hiệp định Đối tác Xuyên Thái Bình Dương (TPP), mở cuộc điều tra về thép nhập khẩu và yêu cầu đàm phán lại Hiệp định Thương mại Tự do Bắc Mỹ (NAFTA). Những chính sách của Mỹ dự báo sẽ mang đến rủi ro đối với nền kinh tế toàn cầu, trong đó căng thẳng thương mại gia tăng. Như vậy, người ta dự báo năm 2018 có thể không chỉ có căng thẳng chính trị mà còn là cuộc chiến thương mại giữa Mỹ và nhiều nước, khu vực trong đó có Trung Quốc, nước được coi có nền kinh tế lớn thứ 2 toàn cầu tính đến thời điểm này.