Việt Nam vươn mình trong kỷ nguyên mới

Văn hóa tìm được phúc trong họa

Mộc Miên
Chia sẻ Zalo

Kinhtedothi - Năm nay, vì tinh thần chống và sợ dịch bệnh, cùng chỉ thị từ Hội đồng Trị sự giáo hội Phật giáo Việt Nam nên không còn cảnh người người, nhà nhà đi lễ. Truyền thông cũng im lìm, hết thông tin phản ánh về hình ảnh người dân quẳng tiền bạc và thời gian vào những khóa lễ với những lễ vật trĩu nặng, cúng sao cứ như đi hối lộ, cứ như thỏa thuận hợp đồng kinh tế. Phải chăng trong họa có phúc, văn hóa tâm linh truyền thống vì thế mà tìm được giá trị?

 Bến đò chùa Hương đìu hiu sau Tết Nguyên đán
Đời sống văn hóa tâm linh của người Việt thật phong phú và sinh động. Có thể nói mỗi một vùng miền, mỗi dân tộc, thậm chí mỗi dòng họ lại có những phong tục tập quán, lễ hội, những quan niệm khác nhau về thế giới tâm linh. Và mỗi quan niệm, ý niệm tâm linh ấy lại thường xuất phát từ thế giới thần linh mà họ ngưỡng vọng. Tục thờ cúng cũng là nét đẹp văn hóa tâm linh. Với dân tộc Kinh ở hầu hết các vùng miền trong nước, tín ngưỡng dân gian truyền thống là phong tục “thờ cúng tổ tiên”. Tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên đã có từ xa xưa trong lịch sử gắn với truyền thuyết bánh chưng, bánh dày từ thời đại Hùng Vương. Và ngày nay trải qua bao thăng trầm lịch sử đã được nâng lên thành Đại lễ Quốc gia (Quốc lễ): Giỗ Tổ Hùng Vương mà chúng ta vừa được UNESCO công nhận tín lễ thờ cúng Hùng Vương là Di sản Văn hóa phi vật thể của nhân loại.
Nhà nghiên cứu dân gian Nguyễn Hùng Vĩ cùng giải thích: Bên cạnh tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên của người Kinh và số một dân tộc thiểu số khác ở miền núi phía Bắc, miền Trung hay miền Nam, với các dân tộc thiểu số ở Tây Nguyên, thế giới tâm linh trong ý niệm của họ là Giàng (trời) cùng các vị thần mặt trời, thần sông, thần núi... Nhưng rồi, người ta biến các tín ngưỡng vốn mang nhiều nét đẹp văn hóa, mang giá trị gắn kết cộng đồng thành mốt và tệ nạn. Để rồi, biến tướng sang phong trào cúng sao giải hạn đầu năm. Cúng Tết, cúng gia tiên xong hàng vạn người, từ già đến trẻ đã ùn ùn kéo đến chùa chiền, điện phủ đăng ký dâng sao giải hạn...
Năm nay, trước khi có “lệnh” cấm mọi hoạt động tập trung đông người tại các di tích, cơ sở giáo, chùa Phúc Khánh giữa mùa cúng sao đã trật tự bất ngờ. Phủ Tây Hồ sau mùng 6 tháng Giêng, vắng vẻ hiu hắt. Người dân lo lắng dịch bệnh. Nhà chùa, ban quản lý các di tích cũng sợ cơ quan quản lý “tuýt còi” vì không ngăn chặn được các hiện tượng mê tín dị đoan. Không cầu cúng, cuộc sống của mỗi người vẫn gặt hái thành công từ năng lực. Người ta mong, sau sự cố dịch bệnh việc giảm cúng bái sẽ trở thành thói quen, ý nghĩa của giá trị văn hóa tâm linh trở về đúng phẩm chất tốt đẹp ban đầu. Đó cũng là khởi đầu cho những hy vọng!