Việt Nam vươn mình trong kỷ nguyên mới

Về Ba Vì ăn Tết Nhảy cùng người Dao

Ngọc Tú
Chia sẻ Zalo

Kinhtedothi - Những ngày cuối năm, khi những cánh hoa đào chớm nở sẵn sàng đón mừng năm mới, người Dao ở xã Ba Vì (huyện Ba Vì, TP Hà Nội) lại rộn ràng tổ chức Tết Nhảy.

Ba Vì là một xã miền núi của huyện Ba Vì - TP Hà Nội, cư dân trong xã thuộc 3 dân tộc: Kinh, Mường, Dao với 2.378 người, trong đó người Dao chiếm đa số với 98% dân số, cư trú ở ba thôn Hợp Nhất, Yên Sơn và Hợp Sơn.
Ba Vì là một xã miền núi của huyện Ba Vì - TP Hà Nội, cư dân trong xã thuộc 3 dân tộc: Kinh, Mường, Dao với 2.378 người, trong đó người Dao chiếm đa số với 98% dân số, cư trú ở ba thôn Hợp Nhất, Yên Sơn và Hợp Sơn.
Ngoài Tết Nguyên đán, người Dao trên thuộc xã Ba Vì còn có một cái Tết rất quan trọng được tổ chức trong tháng 12 gọi là Tết Nhảy. Những ngày cuối tháng 12/2024, phóng viên hỏi đường vào nhà ông Triệu Hữu Tuấn ở thôn Yên Sơn, xã Ba Vì thì nhận được câu hỏi ngược: “Vào ăn Tết Nhảy à?"
Ngoài Tết Nguyên đán, người Dao trên thuộc xã Ba Vì còn có một cái Tết rất quan trọng được tổ chức trong tháng 12 gọi là Tết Nhảy. Những ngày cuối tháng 12/2024, phóng viên hỏi đường vào nhà ông Triệu Hữu Tuấn ở thôn Yên Sơn, xã Ba Vì thì nhận được câu hỏi ngược: “Vào ăn Tết Nhảy à?"
Ông Triệu Hữu Tuấn hiện là Bí thư Đảng ủy xã Ba Vì và là một trong 3 gia đình hứa với thần linh, tổ tiên tổ chức Tết Nhảy. Theo phong tục, Tết Nhảy thường gồm 3 phần chính: khai lễ, chính lễ và lễ tiễn đưa. Điều hành các phần lễ có thầy cúng, phụ các thầy cúng là những người đàn ông đã trải qua lễ cấp sắc.
Ông Triệu Hữu Tuấn hiện là Bí thư Đảng ủy xã Ba Vì và là một trong 3 gia đình hứa với thần linh, tổ tiên tổ chức Tết Nhảy. Theo phong tục, Tết Nhảy thường gồm 3 phần chính: khai lễ, chính lễ và lễ tiễn đưa. Điều hành các phần lễ có thầy cúng, phụ các thầy cúng là những người đàn ông đã trải qua lễ cấp sắc.
Qua trò chuyện với ông Triệu Hữu Tuấn cũng như Phó Chủ tịch UBND xã Ba Vì Dương Trung Phong, một năm, người Dao ăn hai cái Tết lớn là Tết Nguyên đán và Tết Nhảy. Tết Nguyên đán thì nhà nào nhà nấy lo, còn Tết Nhảy thì phải có đủ điều kiện mới đăng cai được, đến lượt nhà nào tổ chức thì đó là vinh dự. Với người Dao quần chẹt nơi Ba Vì linh thiêng này, một đời người, dù sớm dù muộn cũng phải một lần làm Tết Nhảy để tạ ơn Bàn Vương đã cứu giúp, đã giữ tính mạng để con cháu người Dao sinh sôi cho đến ngày nay.
Qua trò chuyện với ông Triệu Hữu Tuấn cũng như Phó Chủ tịch UBND xã Ba Vì Dương Trung Phong, một năm, người Dao ăn hai cái Tết lớn là Tết Nguyên đán và Tết Nhảy. Tết Nguyên đán thì nhà nào nhà nấy lo, còn Tết Nhảy thì phải có đủ điều kiện mới đăng cai được, đến lượt nhà nào tổ chức thì đó là vinh dự. Với người Dao quần chẹt nơi Ba Vì linh thiêng này, một đời người, dù sớm dù muộn cũng phải một lần làm Tết Nhảy để tạ ơn Bàn Vương đã cứu giúp, đã giữ tính mạng để con cháu người Dao sinh sôi cho đến ngày nay.
Để tổ chức Tết Nhảy, gia chủ phải làm nhiều thủ tục như: phải nhờ người giúp đỡ việc nấu cỗ, người bóc giấy bản làm thành tiền lễ, người đẽo dao, kiếm làm đạo cụ phục vụ buổi lễ... 
Để tổ chức Tết Nhảy, gia chủ phải làm nhiều thủ tục như: phải nhờ người giúp đỡ việc nấu cỗ, người bóc giấy bản làm thành tiền lễ, người đẽo dao, kiếm làm đạo cụ phục vụ buổi lễ... 
Trước đây, Tết Nhảy của người Dao được tổ chức trong suốt ba ngày trai đinh trong bản với sắc áo chàm truyền thống thay nhau nhảy các điệu múa chuông, múa gậy, múa rìu...
Trước đây, Tết Nhảy của người Dao được tổ chức trong suốt ba ngày trai đinh trong bản với sắc áo chàm truyền thống thay nhau nhảy các điệu múa chuông, múa gậy, múa rìu...
Để làm được Tết Nhảy, trước hết gia đình phải có bàn thờ tổ và sắm đủ bộ tranh thờ. Bàn thờ được đóng bằng gỗ (trước kia làm bằng tre, nứa), hình dáng giống một cái tủ con, cao tầm 2m, đặt ở góc tường của gian ngoài (gian chính), tùy theo hướng nhà mà đặt bên trái hay phải. 
Để làm được Tết Nhảy, trước hết gia đình phải có bàn thờ tổ và sắm đủ bộ tranh thờ. Bàn thờ được đóng bằng gỗ (trước kia làm bằng tre, nứa), hình dáng giống một cái tủ con, cao tầm 2m, đặt ở góc tường của gian ngoài (gian chính), tùy theo hướng nhà mà đặt bên trái hay phải. 
Tết Nhảy sẽ có hai thầy mo cùng các trai đinh. Người Dao ở Ba Vì có phong tục thờ chó đen và không ăn thịt chó. Lý giải về phong tục này, ông Dương Trung Phong cho biết, theo truyền thuyết xưa, Bàn Vương (thủy tổ của người Dao) đã ẩn mình trong hình ảnh của con chó đen thông minh, lanh lợi, dùng mõm của mình bịt lại chỗ thuyền thủng, giúp người Dao cổ vượt Biển Đông di cư sang Việt Nam an toàn. Ba thứ không thể thiếu trong Tết Nhảy là: bánh dày, bộ tranh và thầy mo.
Tết Nhảy sẽ có hai thầy mo cùng các trai đinh. Người Dao ở Ba Vì có phong tục thờ chó đen và không ăn thịt chó. Lý giải về phong tục này, ông Dương Trung Phong cho biết, theo truyền thuyết xưa, Bàn Vương (thủy tổ của người Dao) đã ẩn mình trong hình ảnh của con chó đen thông minh, lanh lợi, dùng mõm của mình bịt lại chỗ thuyền thủng, giúp người Dao cổ vượt Biển Đông di cư sang Việt Nam an toàn. Ba thứ không thể thiếu trong Tết Nhảy là: bánh dày, bộ tranh và thầy mo.
Giữa bàn thờ tổ bày một bát hương lớn và hai bức tranh, tượng trưng cho tổ tiên theo từng thứ bậc.
Giữa bàn thờ tổ bày một bát hương lớn và hai bức tranh, tượng trưng cho tổ tiên theo từng thứ bậc.
Về Ba Vì ăn Tết Nhảy cùng người Dao - Ảnh 1 "Khác với cách bốc bát hương của người Kinh, người Dao chuẩn bị bát hương một cách rất cầu kỳ. Để làm được bát hương, gia chủ phải chọn ngày đẹp, đi xin gạo và các loại cây thơm (trầm, quế) của 3 - 4 họ khác nhau trong bản. Sau đó, dưới sự làm chứng của mọi người, chủ nhà đốt tất cả lên thành tro rồi đổ vào bát hương cùng với một chút vàng hoặc bạc, lúc bấy giờ bát hương mới được hoàn thành" - ông Dương Trung Phong chia sẻ.
Ngoài ra, trong các nghi lễ thờ cúng của người Dao, cần có đủ bộ tranh treo lên tường suốt thời gian diễn ra nghi lễ. 
Ngoài ra, trong các nghi lễ thờ cúng của người Dao, cần có đủ bộ tranh treo lên tường suốt thời gian diễn ra nghi lễ. 
Tranh thờ vẽ những vị thần trên trên trời, dưới đất không thiếu một ai. Bộ tranh không chỉ thể hiện tín ngưỡng mà còn mang tính giáo dục rất cao. Sau bữa tiệc nguyên sơ, hai thầy mo cùng các trai đinh xếp thành vòng tròn, vừa cầm thanh la gõ, vừa nhảy theo vòng tròn của mình, vừa giữ vòng tròn lớn cùng các thành viên khác, chính những động tác giản đơn, hoang sơ và nguyên thủy ấy lại gợi lên điều mê đắm lạ thường. 
Tranh thờ vẽ những vị thần trên trên trời, dưới đất không thiếu một ai. Bộ tranh không chỉ thể hiện tín ngưỡng mà còn mang tính giáo dục rất cao. Sau bữa tiệc nguyên sơ, hai thầy mo cùng các trai đinh xếp thành vòng tròn, vừa cầm thanh la gõ, vừa nhảy theo vòng tròn của mình, vừa giữ vòng tròn lớn cùng các thành viên khác, chính những động tác giản đơn, hoang sơ và nguyên thủy ấy lại gợi lên điều mê đắm lạ thường. 
Mỗi con người trong mỗi lượt nhảy đều thành kính, hoan hỷ và đắm say. Trong ánh mắt, nét mặt của mỗi người đều ánh lên niềm tự hào, kiêu hãnh. Trong nhà tiếp tục nhảy, ngoài hiên, ngoài sân, dân bản tụ hội lại để cùng tham gia Tết Nhảy.
Mỗi con người trong mỗi lượt nhảy đều thành kính, hoan hỷ và đắm say. Trong ánh mắt, nét mặt của mỗi người đều ánh lên niềm tự hào, kiêu hãnh. Trong nhà tiếp tục nhảy, ngoài hiên, ngoài sân, dân bản tụ hội lại để cùng tham gia Tết Nhảy.
Theo Trưởng phòng Dân tộc huyện Ba Vì Bùi Huy Giáp, ngày trước, Tết Nhảy sẽ phải làm trong ba năm liên tiếp. Năm đầu tiên Tết nhảy diễn ra trong một ngày, một đêm; năm thứ hai diễn ra trong hai ngày hai đêm, năm thứ ba làm trọn ba ngày, ba đêm không ngừng nghỉ.
Theo Trưởng phòng Dân tộc huyện Ba Vì Bùi Huy Giáp, ngày trước, Tết Nhảy sẽ phải làm trong ba năm liên tiếp. Năm đầu tiên Tết nhảy diễn ra trong một ngày, một đêm; năm thứ hai diễn ra trong hai ngày hai đêm, năm thứ ba làm trọn ba ngày, ba đêm không ngừng nghỉ.
"Hiện nay, thực hiện cuộc vận động toàn dân đoàn kết, xây dựng nếp sống văn hóa mới, hiện nay người Dao ở Ba Vì chỉ thực hiện Tết nhảy một lần, mỗi lần thường kéo dài trong 1 -  3 ngày nhưng các nghi lễ và số lượt nghi lễ vẫn được cử hành đầy đủ theo phong tục" - ông Bùi Huy Giáp cho biết. 
"Hiện nay, thực hiện cuộc vận động toàn dân đoàn kết, xây dựng nếp sống văn hóa mới, hiện nay người Dao ở Ba Vì chỉ thực hiện Tết nhảy một lần, mỗi lần thường kéo dài trong 1 -  3 ngày nhưng các nghi lễ và số lượt nghi lễ vẫn được cử hành đầy đủ theo phong tục" - ông Bùi Huy Giáp cho biết. 
Nội dung câu hát, điệu nhảy trong Tết nhảy tái hiện quá trình lao động, chiến đấu chống giặc, muông thú bảo vệ dân làng của các bậc tiền nhân... Các nghi thức trong Tết Nhảy của người Dao mang những đặc thù riêng của người dân tộc quanh chân núi Ba Vì.
Nội dung câu hát, điệu nhảy trong Tết nhảy tái hiện quá trình lao động, chiến đấu chống giặc, muông thú bảo vệ dân làng của các bậc tiền nhân... Các nghi thức trong Tết Nhảy của người Dao mang những đặc thù riêng của người dân tộc quanh chân núi Ba Vì.
Trong suốt quá trình diễn ra Tết Nhảy, phụ nữ người Dao không được vào nhà gian chính mà chỉ được đứng ngoài theo dõi và lo các công việc bếp núc.
Trong suốt quá trình diễn ra Tết Nhảy, phụ nữ người Dao không được vào nhà gian chính mà chỉ được đứng ngoài theo dõi và lo các công việc bếp núc.
Gia đình muốn tổ chức Tết nhảy phải hội đủ các điều kiện như: không có tang, kinh tế thông thuận… và quan trọng nhất là phải được sự đồng ý của người có uy tín trong thôn, làng. Sau khi phần lễ kết thúc, chủ nhà mổ lợn, chia thành nhiều phần nhỏ để biếu những người đã giúp đỡ, tham dự Tết Nhảy. Chủ nhà cũng chuẩn bị những mâm cỗ lá để ăn uống, thể hiện lòng hiếu khách, biết ơn những người đã đến chung vui với gia đình trong Tết Nhảy.
Gia đình muốn tổ chức Tết nhảy phải hội đủ các điều kiện như: không có tang, kinh tế thông thuận… và quan trọng nhất là phải được sự đồng ý của người có uy tín trong thôn, làng. Sau khi phần lễ kết thúc, chủ nhà mổ lợn, chia thành nhiều phần nhỏ để biếu những người đã giúp đỡ, tham dự Tết Nhảy. Chủ nhà cũng chuẩn bị những mâm cỗ lá để ăn uống, thể hiện lòng hiếu khách, biết ơn những người đã đến chung vui với gia đình trong Tết Nhảy.
Phó Chủ tịch UBND huyện Ba Vì Nguyễn Đức Anh cho biết, mặc dù Tết Nhảy là nghi lễ do một gia đình, một dòng tộc tổ chức nhưng được cả thôn bản tham gia với không khí náo nức, rộn ràng, giống như nghi lễ của cả cộng đồng.
Phó Chủ tịch UBND huyện Ba Vì Nguyễn Đức Anh cho biết, mặc dù Tết Nhảy là nghi lễ do một gia đình, một dòng tộc tổ chức nhưng được cả thôn bản tham gia với không khí náo nức, rộn ràng, giống như nghi lễ của cả cộng đồng.
"Huyện Ba Vì đã và đang triển khai xây dựng xã Ba Vì trở thành điểm du lịch văn hóa, lễ hội, sinh thái kết hợp chăm sóc sức khỏe bằng các bài thuốc Nam của đồng bào dân tộc Dao. Ngoài việc gìn giữ bản sắc của dân tộc, huyện cũng chủ động tuyên truyền, vận động bà con thực hiện xây dựng nếp sống văn hóa mới, không mê tín dị đoan và các hủ tục không phù hợp được loại bỏ. Điều này sẽ mang lại nhiều cơ hội cho người Dao phát triển kinh tế đi đôi với gìn giữ, phát huy nét văn hóa truyền thống cho vùng đất này" - ông Nguyễn Đức Anh nhấn mạnh.
"Huyện Ba Vì đã và đang triển khai xây dựng xã Ba Vì trở thành điểm du lịch văn hóa, lễ hội, sinh thái kết hợp chăm sóc sức khỏe bằng các bài thuốc Nam của đồng bào dân tộc Dao. Ngoài việc gìn giữ bản sắc của dân tộc, huyện cũng chủ động tuyên truyền, vận động bà con thực hiện xây dựng nếp sống văn hóa mới, không mê tín dị đoan và các hủ tục không phù hợp được loại bỏ. Điều này sẽ mang lại nhiều cơ hội cho người Dao phát triển kinh tế đi đôi với gìn giữ, phát huy nét văn hóa truyền thống cho vùng đất này" - ông Nguyễn Đức Anh nhấn mạnh.