Việt Nam vươn mình trong kỷ nguyên mới

Vì đâu thị trường chứng khoán Mỹ, Âu trải qua ngày mất mát lớn?

Hương Thảo (Theo AFP)
Chia sẻ Zalo

Kinhtedothi - Thị trường chứng khoán ở cả hai bờ Đại Tây Dương đã chứng kiến ​​những mất mát lớn trong ngày 14/8, bị kìm hãm bởi nỗi lo suy thoái kinh tế toàn cầu sau dữ liệu không mấy khả quan của Trung Quốc và Đức, trong khi chỉ số trái phiếu chính phủ Mỹ báo hiệu nhiều rắc rối phía trước.

Ảnh minh họa.
Chỉ số Dow đã trải qua một ngày tồi tệ nhất năm 2019, kết thúc với việc mất khoảng 800 điểm, tương đương 3,1%, ở mức 24,479, trong khi các sàn giao dịch hàng đầu châu Âu giảm hơn 2%.
Những tổn thất đến sau một sự đảo ngược mạnh mẽ trong quyết định của Tổng thống Mỹ Donald Trump về việc hoãn và hủy thuế quan của Mỹ đối với nhiều hàng hóa quan trọng của Trung Quốc - đã thúc đẩy cổ phiếu.
Tuy nhiên, tác động tích cực đó đã mờ dần khi sản lượng công nghiệp Trung Quốc chạm mức thấp nhất trong 17 năm và kinh tế Đức giảm 0,1% trong quý II.
Lợi tức trái phiếu kho bạc Mỹ kỳ hạn 10 năm nhanh chóng giảm xuống dưới mức lãi suất trái phiếu 2 năm - điều được theo dõi là một "điềm báo" có cơ sở đối với suy thoái trong nhiều thập kỷ qua.
AFP dẫn lời các nhà phân tích tại ING cho biết: "Thị trường đang lo lắng về một cuộc suy thoái... mà hiện giờ chúng ta chưa thấy tận mắt".
Các nhà kinh tế đã cảnh báo trong nhiều tháng qua rằng cuộc chiến thương mại giữa Mỹ - Trung Quốc đang gây chấn động nguồn đầu tư và đè nặng lên tâm lý toàn cầu, phần nào thêm trầm trọng do tăng trưởng Trung Quốc chậm lại và dự kiến ​​sẽ tác động đến Brexit của Anh và châu Âu.
Lợi suất trái phiếu đã tăng trong những tuần gần đây, và theo các nhà phân tích cảnh báo, tỷ lệ sụt giảm là dấu hiệu của triển vọng kinh tế trung hạn xấu đi.
"Lợi suất chìm là cách gây áp lực của thị trường trái phiếu nhằm đẩy mạnh bàn đạp tiền tệ và cắt giảm lãi suất", Joe Manimbo, nhà phân tích thị trường cao cấp của Western Union Business Solutions, nhận định.
Phản ứng về diễn biến của thị trường, Tổng thống Trump một lần nữa chỉ trích Chủ tịch Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) Jerome Powell vì không cắt giảm lãi suất nhanh hơn. Tuy nhiên một số nhà quan sát nghi ngờ liệu Fed và các ngân hàng T.Ư khác có thể hành động được gì nhiều?
"Một sự thật là các ngân hàng T.Ư của thế giới, đã hết mình để chống lại cuộc khủng hoảng tài chính năm 2008, nay không còn 'hỏa lực' để chống chọi với một sự suy thoái tiếp tới", Jack Ablin của Cresset Asset Management cho biết trong một ghi chú.