Việt Nam vươn mình trong kỷ nguyên mới

Vì sao hàng triệu cử tri lần đầu bỏ phiếu sẽ định hình cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ?

Nguyễn Phương (Theo The Guardian)
Chia sẻ Zalo

Kinhtedothi - Giới quan sát nhận định rằng việc nhóm cử tri lần đầu tham gia bỏ phiếu và số người bầu cử sớm ở mức kỷ lục có thể tác động đến kết quả cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ năm 2020.

Nếu kết quả thăm dò trước cuộc bỏ phiếu chính thức là chính xác, ứng viên đảng viên Dân chủ Joe Biden sẽ trở thành Tổng thống thứ 46 của Mỹ. Tuy nhiên, trong cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ trước đó 4 năm, kết quả các cuộc thăm dò đã sai - vì vậy các nhà phân tích cho rằng điều quan trọng là cần phải xem xét thêm đến các nguồn thông tin khác.
Theo số liệu cập nhật đến tối ngày 2/11, ít nhất 97 triệu cử tri Mỹ đã bỏ phiếu trước Ngày bầu cử. 
Giới quan sát nhận định, một số lượng lớn cử tri Mỹ lần đầu tham gia bỏ phiếu, đặc biệt là những người trẻ tuổi và số người bầu cử sớm kỷ lục có thể tác động đến kết quả cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ năm nay.
Bỏ phiếu sớm ở mức kỷ lục đóng vai trò quan trọng
Theo số liệu cập nhật đến tối ngày 2/11, ít nhất 97 triệu cử tri Mỹ đã bỏ phiếu trước Ngày bầu cử, mức kỷ lục trong hơn 1 thế kỷ qua. Giới quan sát cho rằng tổng số cử tri đi bầu cử Tổng thống Mỹ năm 2020 có khả năng phá vỡ mọi kỷ lục.
Tại bang Texas, số lượng phiếu bầu sớm tính đến ngày 2/11 đạt khoảng 108% tổng số phiếu được kiểm tại bang này trong năm 2016.
Dữ liệu bỏ phiếu sớm đóng vai trò quan trọng trước ngày bầu cử chính thức vì bao gồm thông tin về đăng ký đảng. Hầu hết các phiếu bầu cử sớm đều ủng hộ đảng Dân chủ.
Dựa trên 20 tiểu bang có báo cáo về số lượng phiếu bầu sớm tính đến chiều 2/11, gần một nửa (khoảng 45%) số phiếu ủng hộ đảng Dân chủ và 31% số cử tri bỏ phiếu trước ngày bầu cử chính thức nghiên về đảng Cộng hòa.
Trên thực tế, trong tổng số những người đã bỏ phiếu, khoảng 24 triệu cử tri (chiếm 1/4 số phiếu bầu) là những người không đi bầu cử trong cuộc bầu cử Tổng thống năm 2016 và 8 triệu cử tri (khoảng 8%) là những người lần đầu tiên đi bỏ phiếu. 
Cử tri lần đầu bỏ phiếu - nhóm ủng hộ mạnh đảng Dân chủ
Trong cuộc bầu cử năm 2020, nhóm quan trọng nhất có thể là những người chưa tham gia bỏ phiếu trong năm 2016 khi 41% người đủ điều kiện nhưng không đi bỏ phiếu.
Theo dữ liệu khảo sát do Trung tâm Nghiên cứu Pew báo cáo sau cuộc bầu cử năm 2016, phần lớn những cử tri trẻ tuổi đã không đi bỏ phiếu.
Trong cuộc bầu cử trước đó 4 năm, những người không đi bỏ phiếu chủ yếu là vì cho rằng kết quả cuộc bầu cử có thể cải thiện được thu nhập, cơ hội nâng cao trình độ học vấn...
Tuy nhiên, trong năm 2020, nhóm cử tri này đã có sự chuyển hướng quan trọng, không phải chuyển từ đảng này sang đảng khác, mà đó là quyết định sẽ đi bỏ phiếu.
Nhìn chung, lợi thế từ số cử tri bỏ phiếu cao kỷ lục và nhóm cử tri lần đầu đi bầu cử đang tạo nhiều lợi thế cho đảng Dân chủ.
Các cử tri trẻ thường có xu hướng ủng hộ đảng Dân chủ. Vì vậy, ứng viên đảng Dân chủ - cựu Tổng thống Joe Biden, hy vọng rằng những người Mỹ trẻ tuổi trước đây không bỏ phiếu sẽ đi bầu cử và ủng hộ ông - khi khoảng gần 2/3 số người thuộc lứa tuổi millennials (những người sinh từ 1981 đến 1996), cho biết ủng hộ ứng viên đảng Dân chủ.
Trong cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ năm nay, đảng Dân chủ cũng sẽ hy vọng vào những cử tri Mỹ da màu không bỏ phiếu trong cuộc bầu cử năm 2016, trong đó 84% người Mỹ da đen và 63% người Latinh nói rằng họ ủng hộ đảng Dân chủ (cao hơn so với 43% người Mỹ da trắng).
Nhìn chung, lợi thế từ số cử tri bỏ phiếu cao kỷ lục và nhóm cử tri lần đầu đi bầu cử đang tạo nhiều lợi thế cho đảng Dân chủ.
Tuy nhiên, các nhà quan sát nhận định rằng đảng Dân chủ có thể giành chiến thắng được hay không còn phụ thuộc vào 3 điều quan trọng, gồm: Dịch Covid-19 không làm giảm mạnh số lượng cử tri ủng hộ đảng Dân chủ đi bỏ phiếu; số phiếu cử tri không bị giảm đột ngột và kết quả cuộc thăm dò không sai như hồi năm 2016. Đó là những giả thiết được đưa ra khi trong bối cảnh khó có thể dự đoán được kết quả bầu cử Tổng thống Mỹ năm nay./.