Thân thiện với môi trường
Theo PGS. TS Lưu Đức Hải - Viện trưởng Viện nghiên cứu đô thị và phát triển hạ tầng Việt Nam, đô thị sinh thái với đặc điểm nổi bật là có nhiều không gian xanh, chất lượng môi trường xanh, hài hòa các sinh thái đô thị (sinh thái nhân tạo) và hệ sinh thái tự nhiên, nó sẽ tạo ra môi trường sống tốt, bảo đảm sức khỏe và tiện nghi cho người dân.
“Đô thị sinh thái đó chính là khả năng dân cư có thể và ưa thích việc tiếp cận hầu hết dịch vụ cơ bản bằng cách đi bộ, đi xe đạp và vận chuyển bằng các phương tiện giao thông công cộng. Tất cả các hoạt động phục vụ con người trong đô thị sinh thái hài hòa và thân thiện với môi trường” - ông Hải nói.Ở Việt Nam, khi đất nước bước vào kinh tế thị trường, đã mở ra một thời kỳ mới cho quá trình đô thị phát triển. Đến thời điểm hiện tại, cả nước có trên 800 đô thị các loại. Các đô thị đang phải đối mặt với ô nhiễm môi trường, giao thông tắc nghẽn, điều kiện sống xấu, sức khỏe cộng đồng bị ảnh hưởng... Từ nhu cầu của thực tiễn, vấn đề quy hoạch và xây dựng đô thị xanh (hay còn được gọi là đô thị sinh thái) sẽ đảm bảo cho sự phát triển bền vững của một đô thị.Xây dựng đô thị sinh thái vấn đề đầu tiên cần được quan tâm đó là quy hoạch sử dụng đất của đô thị, để đảm bảo hài hòa giữa hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội với không gian “xanh” và “mặt nước” là những tiêu chí đầu tiên để hình thành đô thị sinh thái.Hệ thống cây xanh và mặt nước không chỉ giúp điều hòa không khí, mà còn tạo ra cảnh quan và tăng tính thẩm mỹ cho đô thị. Không gian xanh và mặt nước ở các vườn hoa, công viên... phục vụ chính người dân và du khách về nhu cầu giải trí, thắng cảnh, nghỉ ngơi...
Cân bằng với thiên nhiênỞ Việt Nam trong hệ thống văn bản pháp luật chưa có khái niệm về đô thị sinh thái cũng như các tiêu chí cụ thể để xét đánh giá đô thị có phải là đô thị sinh thái hay không. Tuy nhiên, theo PGS. TS Lưu Đức Hải các tiêu chí về đô thị sinh thái theo các nhà nghiên cứu có thể được khái quát trên một số phương diện: Kiến trúc công trình, sự đa dạng sinh học, giao thông, công nghiệp và đô thị.Về kiến trúc, các công trình trong đô thị tiêu thụ tới 70% tổng năng lượng tiêu thụ của toàn đô thị. Để trở thành đô thị xanh, các công trình kiến trúc phải được thiết kế và xây dựng theo các tiêu chí: Tiết kiệm và sử dụng hợp lý năng lượng; tiết kiệm nguồn nước; thải chất thải ra môi trường xung quanh ít nhất; môi trường trong nhà xanh...Giao thông và vận tải đô thị sinh thái cần giảm thiểu nhu cầu di chuyển của phương tiện cơ giới thông qua việc xây dựng đường dành cho người đi bộ và đi xe đạp, tăng cường sử dụng các phương tiện giao thông công cộng.Công nghiệp của đô thị sinh thái sẽ sản xuất ra các sản phẩm hàng hóa có thể tái sử dụng, tái sản xuất và tái sinh. Các quy trình công nghiệp bao gồm cả việc tái sử dụng các sản phẩm phụ và giảm thiểu sự vận chuyển hàng hóa. Ngoài ra, cần thực hiện chu trình tái sử dụng, tái chế chất thải trong ngành sản xuất công nghiệp để giảm thiểu chất thải thải ra môi trường; sử dụng năng lượng sạch, năng lượng tái tạo thay thế cho năng tượng từ đốt nhiên liệu hóa thạch.Chất lượng môi trường đô thị xanh: Các đô thị xanh phải đạt được chất lượng môi trường không khí, nguồn nước sạch; quản lý chất thải rắn tốt; vệ sinh đường phố luôn sạch.Cộng đồng dân cư đô thị sống thân thiện với môi trường, có nhận thức cao và có ý thức tự giác sống hòa hợp với nhau, đặc biệt là ứng xử có văn hóa trong tham gia giao thông và thân thiện với môi trường tự nhiên.“Phát triển đô thị sinh thái là phương châm để xây dựng cho nền văn minh của loài người một môi trường sống cân bằng với thiên nhiên” - PGS. TS Lưu Đức Hải nhấn mạnh.