Hỗ trợ ổn định sản xuất Sự kiện ngày 13/5/2014 là những vụ biểu tình, xô xát của người dân, công nhân các khu công nghiệp trên địa bàn 1 số tỉnh: TP Hồ Chí Minh, Đồng Nai, Bình Dương và Hà Tĩnh sau việc Trung Quốc hạ đặt trái phép giàn khoan Hải Dương 981 tại vùng biển và thềm lục địa của Việt Nam vào tháng 5/2014.
Ảnh minh họa |
Trong dự thảo tờ trình gửi Bộ Tài chính, Tổng cục Thuế cũng thống kê kết quả bồi thường thiệt hại của các công ty bảo hiểm đến nay là 910,4 tỷ đồng trong đó thu đòi tái bảo hiểm nước ngoài là 70%. Riêng vể phần hỗ trợ của cơ quan hải quan, tổng số DN đề nghị được miễn, giảm, hoàn thuế xuất nhập khẩu đối với hàng hóa tổn thất là 182,6 tỷ đồng. Miễn thuế nhập khẩu, không thu thuế GTGT hàng hóa nhập khẩu để sửa chữa, thay thế cho hàng hóa bị tổn thất với tổng số tiền thuế nhập khẩu đã miễn là 39 tỷ đồng. Gia hạn thời hạn nộp thuế và các khoản phải nộp với số phát trinh trước tháng 5/2015 mà chưa nộp, tương ứng với mức độ thiệt hại của 11 DN với tổng tiền thuế được gia hạn là 57,74 tỷ đồng. Cơ quan thuế cũng đã gia hạn nộp thuế cho 13 DN với tổng tiền thuế được gia hạn là 10,07 tỷ đồng; Thực hiện cơ chế giải quyết hồ sơ hoàn thuế nhanh cho 408 hồ sơ đề nghị hoàn thuế với số tiền thuế được hoàn là 15.217,7 tỷ đồng. Trong đó, đã hoàn cho Công ty TNHH gang thép Hưng Nghiệp Fomosa Hà Tĩnh kể từ kỳ hoàn thuế tháng 4/2014 đến nay là 10.173,85 tỷ đồng (gồm 1.185,4 tỷ đồng là thuế GTGT đã nộp khâu nhập khẩu thực hiện cơ chế ghi thu chi). Bộ Tài chính cũng đã miễn giảm miễn phạt và hoàn lại số tiền thuế đã truy thu, phạt của Công ty Formussa trước khi xảy ra sự việc hơn 72,8 tỷ đồng. Theo Tổng cục Thuế, để hỗ trợ các DN bị ảnh hưởng nói trên, cơ quan thuế đã thực hiện gia hạn hồ sơ khai thuế và gia hạn nộp thuế cho nhiều DN. Ngoài ra, còn thực hiện cơ chế giải quyết hồ sơ hoàn thuế nhanh (hoàn trước kiểm sau cho 408 hồ sơ đề nghị, với tổng số tiền hơn 15.200 tỷ đồng). Cam kết môi trường đầu tư Sau khi sự việc ngày 13/5 xảy ra, Bộ Tài chính đã khẩn trương thành lập các tổ công tác gồm các đơn vị liên quan, trực tiếp khảo sát, nắm tình hình thực tế tại 1 số địa phương có DN bị thiệt hại. Đặc biệt Bộ trưởng Bộ Tài chính đã trực tiếp nắm bắt tình hình các DN thiệt hại tại Bình Dương, làm việc với tỉnh ủy, UBND và các cơ quan trên địa bàn để bàn về biện pháp hỗ trợ DN, trao gói tạm ứng bảo hiểm cho các DN thiệt hại ở tỉnh Bình Dương. Thông qua cơ quan bảo hiểm, thuế, hải quan tại 4 tỉnh/ TP, Bộ đã thực hiện nhiều giải pháp hỗ trợ DN như miễn thuế xuất, nhập khẩu với hàng hóa, máy móc nhập để thay thế máy móc, linh kiện bị hư hại tổn thất. Hướng dẫn chi phí được trừ khi xác định thuế TNDN đối với phần chi trả tiền lương, tiền công của người lao động trong thời gian nghỉ việc, rồi miễn giảm tiển thuê đất, thuê cơ sở hạ tầng Theo tổng hợp Tổng cục Thuế, sau sự cố nói trên, cả nước ghi nhận có 776 DN được đánh giá bị ảnh hưởng, trong đó DN có vốn đầu tư nước ngoài là 707 DN, 69 DN có vốn đầu tư trong nước. Phân theo mức độ thiệt hại, thiệt hại nặng là 199 DN, thiệt hại một phần là 309 DN, thiệt hại nhẹ và không thiệt hại là 226 DN. Thống kê về giá trị tài sản bị thiệt hại của các DN cũng được Tổng cục Thuế liệt kê: Trong đó tổng số thiệt hại theo khai báo của các DN là 9982,6 tỷ đồng và 4,23 triệu USD… Lãnh đạo Bộ Tài chính khẳng định sẽ tạo thuận lợi để DN đi vào ổn định kinh doanh sản xuất.