Kinhtedothi - Trong 2 ngày (24 - 25/3), Hội nghị Thượng đỉnh an ninh hạt nhân lần thứ 3 diễn ra tại La Hay (Hà Lan) với sự tham gia của hơn 50 nguyên thủ quốc gia và người đứng đầu Chính phủ như Tổng thống Mỹ, Chủ tịch Trung Quốc, Thủ tướng Nhật Bản, Tổng thống Hàn Quốc... cùng 5.000 đại biểu quốc tế. Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng dẫn đầu đoàn đại biểu Việt Nam tham dự hội nghị.
Nguy cơ mất an ninh hạt nhân
Diễn ra trong bối cảnh thế giới đang đối mặt với nhiều vấn đề như khủng bố, phổ biến vũ khí hủy diệt hàng loạt và vũ khí hạt nhân, nhu cầu sử dụng năng lượng hạt nhân ngày càng tăng, Hội nghị là cơ hội để các bên tìm giải pháp hợp tác để đảm bảo an ninh hạt nhân, không để nguyên liệu hạt nhân bị sử dụng sai mục đích, giảm mối đe dọa khủng bố hạt nhân.
Tại hội nghị, một chủ đề gai góc và nhận được sự quan tâm của các nước là tìm cách kiềm chế xuống mức tối thiểu kho dự trữ plutonium - nhiên liệu dùng chế bom nguyên tử từng tàn phá Nagasaki hồi tháng 8/1945. Trên thực tế, trong khi kho nhiên liệu uranium được thu hẹp sau Chiến tranh lạnh thì kho nhiêu liệu plutonium lại đang phát triển. Ước tính, lượng nhiên liệu plutonium toàn cầu hiện có thể lên đến 490 tấn, đủ để sản xuất hàng chục ngàn loại vũ khí.
Quyết tâm của Việt Nam
Tại hội nghị lần này, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng có bài phát biểu quan trọng, khẳng định chính sách nhất quán của Việt Nam về sử dụng năng lượng hạt nhân vào mục đích hòa bình, bảo đảm an toàn, an ninh và có trách nhiệm trước cộng đồng quốc tế. Việc lần thứ 3 liên tiếp, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng tham dự
Hội nghị đã thể hiện quyết tâm của Việt Nam trong thực hiện các cam kết chính trị sau Hội nghị Thượng đỉnh năm 2010 và 2012.
Các biện pháp Việt Nam đã thực hiện trong khuôn khổ Hội nghị Thượng đỉnh an ninh hạt nhân được đánh giá cao, đóng góp thiết thực vào nỗ lực chung của cộng đồng quốc tế. Tiêu biểu như tăng cường khuôn khổ pháp lý về an ninh hạt nhân bằng các văn bản quy phạm pháp luật cụ thể hóa và hướng dẫn Luật Năng lượng nguyên tử năm 2008. Nhằm nâng cao năng lực quốc gia về an ninh hạt nhân, năm 2011, Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt Đề án “Triển khai các biện pháp bảo đảm an ninh trong lĩnh vực năng lượng nguyên tử”. Việt Nam đã thiết lập cơ sở dữ liệu quốc gia đối với các nguồn phóng xạ và giảm thiểu nguy cơ phổ biến vũ khí hạt nhân; đến nay, Việt Nam hoàn hoàn không có nhiên liệu độ giàu cao.
Theo kế hoạch, Thủ tướng Chính phủ và Đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam tham gia 9 hoạt động trong khuôn khổ Hội nghị Thượng đỉnh, 8 cuộc gặp và làm việc với lãnh đạo cấp cao các nước và 10 hoạt động trong khuôn khổ chuyến thăm làm việc tại Hà Lan.qBên lề Hội nghị, lãnh đạo nhóm G7 đã nhóm họp về tình hình Ukraine, đánh dấu cuộc gặp đầu tiên giữa quan chức Nga và phương Tây sau diễn biến tại Ukraine.
Ban tổ chức Hội nghị Thượng đỉnh an ninh hạt nhân lần 3 tổ chức họp báo. Ảnh: AFP
|
Bên lề Hội nghị, lãnh đạo nhóm G7 đã nhóm họp về tình hình Ukraine, đánh dấu cuộc gặp đầu tiên giữa quan chức Nga và phương Tây sau diễn biến tại Ukraine. |