Việt Nam vươn mình trong kỷ nguyên mới

Vô tình dạy con nói dối

Chia sẻ Zalo

KTĐT - Đang bận thì chuông điện thoại reo, chị Phượng bảo cậu con trai năm tuổi: "Ai hỏi thì con bảo mẹ đi làm chưa về nhé". Cậu bé nhấc điện thoại lên, trả lời theo đúng ý mẹ.

KTĐT - Đang bận thì chuông điện thoại reo, chị Phượng bảo cậu con trai năm tuổi: "Ai hỏi thì con bảo mẹ đi làm chưa về nhé". Cậu bé nhấc điện thoại lên, trả lời theo đúng ý mẹ.

Chị khen con "giỏi". Lần khác có người đến thu tiền điện, chị đang bận, nên cũng bảo: "Con chạy ra bảo, bố mẹ cháu không có nhà". Thằng bé cũng chạy ra nói theo đúng lời mẹ dặn. Xong, quay vào cậu bé lẩm bẩm: "Nhưng mẹ rõ ràng là đang ở nhà mà". Nghe con nói, chị cũng không nghĩ ngợi gì.

Những điều ấy cũng lặp đi lặp lại nhiều lần, cậu bé trở thành "người phát ngôn" của mẹ mỗi lần chị không muốn nghe điện thoại, hay tiếp khách. Cho đến một ngày, bà ngoại đến chơi mấy ngày, cũng chuông điện thoại reo, cậu bé thấy mẹ bảo nghe máy, nên nhanh nhảu nhắc máy bảo: "Mẹ cháu chưa về ạ". Bà ngạc nhiên bảo: "Sao con lại nói dối thế". Cậu hồn nhiên bảo, "mẹ con bảo như thế mà".

Bà thấy có gì đó không ổn, quay sang hỏi chị. Chị cười: "Có sao đâu mẹ, trẻ con mà". Bà cười: "Con đừng nghĩ những lời nói dối đó vô hại. Nếu cứ vô tình dạy con nói dối như thế, trẻ sẽ tạo cho mình rằng nói dối cũng đâu có hại gì, và từ chuyện nhỏ, sẽ nảy sinh thành chuyện lớn. Thảo nảo hôm rồi, rõ ràng nó nghịch, đánh đổ nước ướt hết thảm, nhưng lại chạy lại nói với mẹ: "Bà ơi, em Huy đánh đổ nước ra thảm đấy. Con đã bảo em cẩn thận rồi, mà em không nghe". Mẹ nghĩ các con đừng chủ quan".

Chị nghe mẹ nói cũng thấy giật mình, chị bảo: "Đúng là con vô tâm quá, con sẽ chúý hơn".