Vay xong để đấy
Theo kế hoạch đầu tư công trung hạn 2016 – 2020, tổng mức đầu tư vốn từ nguồn ngân sách tối đa là 2 triệu tỷ đồng, trong đó vốn vay nước ngoài ODA không được quá 300.000 tỷ đồng. Tuy nhiên, tổng số vốn vay ODA tính đến cuối năm 2017 đã lên tới con số 600.000 tỷ đồng, vượt gấp đôi mức trần Quốc hội cho phép.Riêng hai năm (2016 - 2017), Việt Nam đã ký vay hơn 9,19 tỷ USD, trong đó gần 6,8 tỷ USD là vay ODA, vay ưu đãi 2,2 tỷ USD và viện trợ không hoàn lại 216,8 triệu USD. Trước đó, Kiểm toán Nhà nước dẫn số liệu của Bộ KH&ĐT cho biết, nhu cầu vốn vay nước ngoài cần bổ sung thêm tính đến tháng 5/2018 là gần 110.000 tỷ đồng, trong đó khoản phát sinh thêm không nằm trong kế hoạch là hơn 72.000 tỷ đồng.
Đến nay, Việt Nam đã ký 84 tỷ USD vốn ODA, dư nợ nước ngoài Chính phủ đến năm 2017 là 45,8 tỷ USD, khoảng 20,52% GDP và tỷ lệ ODA giải ngân/nợ nước ngoài Chính phủ chiếm 7,9%, đòi hỏi phải sử dụng các nguồn vốn có hiệu quả hơn. Vốn vay rồi mà không giải ngân được là sự lãng phí rất lớn. Cần làm rõ trách nhiệm, nhất là trách nhiệm cá nhân người đứng đầu các cơ quan, đơn vị sử dụng vốn. Chuyên gia kinh tế Phạm Chi Lan |
Theo Kiểm toán Nhà nước, chính các khoản giải ngân vượt dự toán gần 40.000 tỷ đồng là nguyên nhân dẫn đến vi phạm hạn mức vốn vay ODA 300.000 tỷ đồng cho giai đoạn 2016 – 2020 đã được Quốc hội thông qua.Phải nhìn nhận rằng, dòng vốn ODA đã góp phần cải thiện đáng kể cơ sở hạ tầng của đất nước. Nhiều công trình lớn đều được thực hiện từ nguồn vay nợ ưu đãi của nước ngoài. Tuy vậy, hiệu quả sử dụng vốn ODA và vốn vay ưu đãi chưa được như mong muốn. Theo Bộ KH&ĐT, một số khoản vay ưu đãi có kèm theo điều kiện ràng buộc về kỹ thuật, công nghệ, lựa chọn nhà thầu khiến chi phí vay thực tế có thể cao hơn nhiều so với đấu thầu cạnh tranh, cộng với rủi ro do tác động bất lợi của biến động tỷ giá hay tình trạng tăng tổng mức đầu tư, trong đó điển hình là các dự án đường sắt đô thị. Ngoài ra, tình trạng giải ngân vốn chậm theo dự báo, giải ngân thời kỳ 2016 - 2020 vào khoảng 26 - 30 tỷ USD, bình quân mỗi năm đạt 5 - 6 tỷ USD. Nhưng thực tế, hai năm 2016 - 2017 giải ngân chỉ đạt 3,7 tỷ USD, thấp hơn mục tiêu đề ra.Thực hiện nghiêm kỷ luật tài chính Giai đoạn 2021 - 2025 tới đây, Việt Nam đã trở thành nước có thu nhập trung bình, nguồn vốn ODA giảm dần, do đó phải tiếp cận với các nguồn vốn vay với chi phí cao hơn, trong khi nợ công, nợ Chính phủ tăng cao, sức ép trả nợ các khoản vay cũ tăng dần. Vì vậy, bên cạnh đẩy nhanh tiến độ triển khai các dự án ODA, việc sử dụng hiệu quả nguồn vốn này là đòi hỏi cấp thiết đối với Việt Nam.Theo tính toán của Bộ KH&ĐT, năm 2019 dự kiến nguồn vốn sẽ tăng lên mức hơn 3,9 triệu tỷ đồng và gần 4,3 triệu tỷ đồng vào năm 2020. Bộ KH&ĐT kiến nghị Chính phủ chỉ cung ứng vốn ODA cho chương trình, dự án cần thiết kế với quy mô đủ lớn để phát huy hiệu quả tối đa, tác động lan tỏa mạnh, đáp ứng nhu cầu phát triển. “Việt Nam cần tập trung xây dựng thị trường vốn và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực trong nước để tiệm cận dần đến trình độ quốc tế” - đại diện Bộ KH&ĐT kiến nghị.Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc mới đây cũng yêu cầu phải làm rõ khái niệm và tiêu chí cụ thể để phân định rõ trong các dự án ODA khoản nào là chi thường xuyên, khoản nào là chi cho phát triển nhằm giảm tối đa việc sử dụng lãng phí nguồn vốn này.
Ủy ban Tài chính - Ngân sách của Quốc hội nêu lên 7 tồn tại về việc huy động và sử dụng vốn ODA. Trong đó nổi lên là: Thiếu định hướng tổng thể; thiếu chú trọng thu hút, huy động; chưa tập trung thẩm định hiệu quả dự án; việc phân bổ vốn còn dàn trải; thiếu gắn kết giữa các khâu huy động, phân bổ, sử dụng vốn ODA. |