Theo thông tin từ Microsoft, hiện có khoảng 60% các tổ chức và doanh nghiệp ở Việt Nam nói riêng và châu Á nói chung đang sử dụng ít nhất một phiên bản Windows Server 2003. Tuy nhiên hãng phần mềm này sẽ ngừng hỗ trợ hệ điều hành trên vào 14/7/2015 sắp tới.
Trong khoảng thời gian gần 100 ngày này, Microsoft sẽ trợ giúp các doanh nghiệp tại Việt Nam đang sử dụng Windows Server 2003 chuyển dịch sang một nền tảng mới, cập nhật hơn và an toàn hơn.
Microsoft đưa ra khuyến nghị các doanh nghiệp công nghệ công nghệ thông tin (CNTT) Việt Nam cần nhanh chóng chuyển đổi để bảo vệ các ứng dụng và thông tin hiện đang vận hành trên các hệ thống máy chủ cũ và coi đây là cơ hội để nhận định những lợi ích doanh nghiệp sẽ gặt hái khi chuyển dịch lên các nền tảng hiện đại, tiêu biểu là Windows Server 2012.
Nếu các công ty sử dụng Windows Server 2003 sau thời điểm dừng hỗ trợ, những máy chủ này có thể thường xuyên bị tổn hại vì không được cập nhật các bản vá bảo mật mới. Điều này là nguy cơ nghiêm trọng, nếu tính đến tốc độ phát triển vũ bảo của những hiểm họa an ninh hiện hành.
Trong thực tế, chỉ tính từ tháng 1/2015, 47 lỗ hổng mới đã được cập nhật cho Windows Server 2003 theo báo cáo của Secunia, một tổ chức quản trị lỗ hổng phần mềm toàn cầu.
Theo bà Hoàng Song Nga, phụ trách giải pháp Đám mây và Doanh nghiệp của Microsoft: “Nhu cầu về CNTT đã thay đổi lớn lao kể từ thời điểm ra mắt hệ điều hành máy chủ Windows Server 2003 hơn 11 năm trước. Các nhà lãnh đạo CNTT thuộc mọi ngành công nghiệp hiện thời đang quản trị những hạ tầng đòi hỏi hỗ trợ được cho Đám mây, Di động, mạng Xã hội và các ứng dụng liên quan mật thiết đến dữ liệu.
"Hơn thế, việc gia tăng các nguy cơ về an ninh và sự riêng tư đang đặt áp lực lên mọi doanh nghiệp lớn nhỏ khi chuyển đổi sang thế giới của Ưu tiên Di động, Ưu tiên Đám mây", bà Nga nói thê.
Windows Server 2003 đang được sử dụng tại nhiều doanh nghiệp CNTT Việt
|