Các chuyên gia của World Bank (WB) đã nhấn mạnh như trên trong báo cáo cập nhật chính sách về Covid-19 vừa phát hành ngày 25/5.
Việt
Trong báo cáo, WB đưa ra những lý do dự báo GDP Việt
Dự báo tăng trưởng GDP của Ngân hàng Thế giới cho Việt
Trong báo cáo, WB đưa ra những lý do dự báo GDP Việt |
Hầu hết các quốc gia đều đang rơi vào suy thoái và dự kiến sẽ chưa thể phục hồi trước cuối quý 3 năm 2020, nhưng sự phục hồi hy vọng sẽ gia tăng mạnh mẽ trong suốt năm 2021. Những bất ổn lớn đến mức cả hậu quả về y tế và tài chính của dịch bệnh trên toàn cầu đều đang rất khó dự đoán.
Trên toàn thế giới, các nhà kinh tế liên tục điều chỉnh những dự báo kinh tế của mình để phản ánh chính xác hơn tác động tiêu cực đang gia tăng của đại dịch trên toàn cầu, và Nhóm Ngân hàng Thế giới đóng một vai trò quan trọng trong hoạt động này bằng những tư vấn kỹ thuật và hỗ trợ tài chính vô cùng cần thiết.
Trong bối cảnh đó, các dự báo kinh tế cho Việt
Tuy nhiên, tăng trưởng GDP dự kiến chỉ đạt 3,0% vào năm 2020, vẫn tích cực so với khu vực và quốc tế nhưng đây là tốc độ tăng trưởng thấp nhất kể từ năm 1986. Dự báo mới của WB thấp hơn tốc độ tăng trưởng dự kiến 4,9% trong báo cáo Cập nhật Kinh tế Đông Á-Thái Bình Dương mới được công bố gần đây. WB vẫn hy vọng nền kinh tế Việt
Kịch bản này giả định cuộc khủng hoảng y tế toàn cầu sẽ bắt đầu giảm dần vào tháng 6 - tháng 7 năm 2020, sau đó nhu cầu trên thị trường quốc tế của các đối tác thương mại chính của Việt Nam sẽ phục hồi dần dần.
Lý do khiến tốc độ tăng trưởng bị điều chỉnh giảm là những trở lực ngày càng lớn hơn ở cả nền kinh tế trong nước và trên toàn cầu. Đến nay đã có thể dự báo trước là nền kinh tế toàn cầu sẽ rơi vào suy thoái vào năm 2020.
Kết quả điều tra của Tổ chức Conference Board vào ngày 25 tháng 3 ước tính GDP của Mỹ vào năm 2020 sẽ sụt giảm từ 1,6% đến 6%, với tỷ lệ dự báo cao là nền kinh tế sẽ nhanh chóng chuyển sang kịch bản tồi tệ hơn.
Triển vọng kinh tế toàn cầu (GEP) công bố trong tháng 1, với sự sụt giảm ở tất cả các khu vực trên thế giới, ngoại trừ Đông và Nam Á. Sự suy thoái toàn cầu này sẽ làm giảm mạnh nhu cầu đối với hàng xuất khẩu của Việt Nam trên thị trường quốc tế trong giai đoạn này.
Nó cũng có thể phá vỡ chuỗi giá trị toàn cầu trong các ngành công nghiệp như hàng điện tử và dệt may, những lĩnh vực chiếm khoảng 2/3 tổng kim ngạch xuất khẩu của cả nước. Ngành du lịch “đứng yên”, do không có du khách nước ngoài nào được phép đến và các biện pháp hạn chế chặt chẽ trong việc đi lại trong nước và quốc tế.
Đồng thời, nền kinh tế của các địa phương cũng đang bị ảnh hưởng bởi các biện pháp hạn chế hơn đối với việc di chuyển của người dân ảnh hưởng đến các doanh nghiệp và hộ gia đình, làm giảm tiêu dùng trong nước, đặc biệt từ khi Thủ tướng tuyên bố Tình trạng khẩn cấp vào cuối tháng 3.
Kết quả của Quý 1 vừa được công bố đã xác nhận tốc độ tăng trưởng chậm lại của nền kinh tế Việt
Trong khi một số lĩnh vực hoạt động tương đối tốt (như sản xuất và xây dựng), ngành dịch vụ bị ảnh hưởng nặng nề, đặc biệt là hoạt động du lịch và vận tải. Tốc độ tăng trưởng của thương mại bán lẻ (phản ánh mức tiêu dùng của các hộ gia đình) gần như không thay đổi (tăng 1,5% theo giá thực) so với mức tăng 9,3% trong quý 1 năm 2019.
Tổng đầu tư cũng giảm nhẹ do đầu tư tư nhân (bao gồm cả FDI) thấp hơn mặc dù được bù đắp một phần nhờ tăng đầu tư công.
Xuất khẩu ròng, sau khi đạt kết quả tốt trong tháng 1 và tháng 2, lại đột ngột giảm trong tháng 3, chủ yếu do thu nhập từ du lịch và vận tải giảm (trên 30%).
Tương tự, số vốn FDI đã cam kết giảm gần 21% trong quý 1 so với cùng kỳ năm trước. Tốc độ tăng trưởng GDP thấp hơn sẽ đi kèm với giảm thu ngân sách và thu từ xuất khẩu. Về xuất nhập khẩu, cán cân thanh toán sẽ bị ảnh hưởng do xuất khẩu (ròng) thấp hơn trong một số dịch vụ nhất định, đi kèm với sự sụt giảm của kiều hối cũng như dòng vốn FDI.
Do đó, thặng dư tài khoản vãng lai có khả năng giảm khoảng 5% GDP, từ mức 4,5% năm 2019 xuống còn 0,1% vào năm 2020. Tuy nhiên, tác động mang tính hệ quả đến cán cân thanh toán không nhiều với sự suy giảm nhỏ trong dự trữ ngoại hối vào năm 2020, ở mức 78 tỷ USD, cho thấy nguồn vốn đệm mạnh mẽ giúp chống lại áp lực ngày càng tăng đối với nguồn thu từ xuất khẩu của Việt
Nỗ lực củng cố tài khóa của Chính phủ sẽ tạm thời bị gián đoạn bởi cuộc khủng hoảng do Covid 19 gây ra. Thâm hụt ngân sách chung dự kiến sẽ tăng từ 4,4% trong năm 2019 lên khoảng 5,8% GDP vào năm 2020, chủ yếu là do nguồn thu thuế thấp hơn vì các hoạt động kinh tế dự kiến sẽ suy giảm. WB hy vọng Chính phủ sẽ quay trở lại chính sách tài khóa thận trọng sau hậu quả của cuộc khủng hoảng toàn cầu, nhờ đó thâm hụt ngân sách nói chung sẽ giảm xuống lần lượt 4,7% và 4,0% GDP vào năm 2021 và 2022.
Thâm hụt dự kiến gia tăng sẽ làm ngân sách bị thiếu khoảng 5 tỷ USD vào năm 2020. So với các dự báo trước khủng hoảng, Chính phủ sẽ cần đảm bảo có thêm 1,8% GDP cho nguồn vốn đầu tư mới, làm nợ công tăng từ 54,1% lên 55,8% GDP trong các năm 2019 và 2020. Vì Chính phủ sẽ tiếp tục củng cố tài khóa vào năm 2021, quỹ đạo nợ sẽ được duy trì bền vững trong trung hạn.
Tập trung vào các lĩnh vực, hoạt động có thể tạo ra việc làm, cải thiện năng suất
Để giảm thiểu những cú sốc lớn về kinh tế và y tế đối với nền kinh tế, Chính phủ đã thực hiện một loạt các biện pháp. Cho đến nay, Chính phủ đã chuẩn bị một loạt các biện pháp tài khóa để giảm thiểu tác động đối với hầu hết doanh nghiệp và người dân bị ảnh hưởng - bước đầu tiên trong một kế hoạch ứng phó kinh tế toàn diện.
Các biện pháp giảm thiểu ban đầu tập trung vào hai loại công cụ: Giãn thời gian nộp thuế và bảo hiểm xã hội, và hỗ trợ tài chính trực tiếp cho người lao động và các hộ gia đình dễ bị tổn thương. Những công cụ này rất phù hợp với thông lệ quốc tế vì chúng nhằm mục đích giảm bớt khó khăn về dòng tiền cho hầu hết các doanh nghiệp và người dân bị ảnh hưởng.
Giải pháp đúng hướng của chính phủ, doanh nghiệp và người dân có thể thúc đẩy quá trình phục hồi kinh tế nhanh, mạnh và bền vững hơn. Trong giai đoạn này, nên tập trung vào các lĩnh vực, hoạt động có thể tạo ra việc làm, cải thiện năng suất và tốc độ tăng trưởng trong dài hạn, như cơ sở hạ tầng, đổi mới sáng tạo, y tế và giáo dục.
Việc lựa chọn đối tượng mục tiêu, lý do và phương thức hỗ trợ chắc chắn đều là những quyết định không hề dễ dàng. Với các doanh nghiệp, có thể sẽ cần nhiều thời gian hơn để khôi phục cơ cấu nhân sự, hàng hóa tồn kho, chuỗi cung ứng, doanh thu và nguồn vốn sau nhiều tuần hay nhiều tháng tạm ngừng hoạt động.
Tương tự như vậy, việc thực hiện và lồng ghép hài hòa các chính sách điều tiết cũng cần nhiều thời gian để nền kinh tế toàn cầu thực sự hoạt động trở lại.
Vào thời điểm này, Chính phủ có thể bắt đầu định hình gói kích thích tài khóa và xây dựng lộ trình cho giai đoạn phục hồi do việc tổ chức thực hiện các chương trình cũng như hoạt động phối hợp giữa các bộ ngành và giữa cơ quan trung ương với địa phương và doanh nghiệp sẽ cần nhiều thời gian. Một số hoạt động cải cách đòi hỏi phải điều chỉnh quy định pháp luật thuộc thẩm quyền của Quốc hội. Các biện pháp kiểm soát dịch bệnh hiện đang được triển khai và các giải pháp phục hồi nền kinh tế có thể hỗ trợ, bổ sung cho nhau trên nhiều phương diện.
Bên cạnh đó, trong nền kinh tế toàn cầu thời kỳ hậu Covid-19 này, có thể xuất hiện hoặc đẩy nhanh những xu thế mới mà Việt Nam có thể khai thác như việc định hình lại chuỗi giá trị của nhiều công ty đa quốc gia nhằm giảm sự phụ thuộc vào Trung Quốc. Đồng thời, cũng có thể phát triển các thị trường mới cho nông sản và sản phẩm chế biến chế tạo hiện vẫn còn nhu cầu cao trên toàn thế giới trong khi nguồn cung ở một số quốc gia khác vẫn đang phải chịu sự gián đoạn lớn.