Trên đây đây là mục tiêu lớn của “Quy hoạch phát triển văn hóa Hà Nội đến năm 2020, định hướng đến năm 2030” vừa được UBND TP Hà Nội phê duyệt.
Quy hoạch nhằm xây dựng Thành phố xanh - sạch - đẹp với không gian văn hóa và các công trình văn hóa hiện đại, mang tính truyền thống, tiêu biểu cho văn hóa cả nước trong quan hệ giao lưu, hợp tác văn hóa với các nước trong khu vực và thế giới; Xây dựng văn hóa Hà Nội xứng đáng với truyền thống văn hiến của Thăng Long - Hà Nội, xây dựng những giá trị mới làm nền tảng tinh thần cho xã hội.
Đồng thời, bảo tồn, kế thừa, phát huy các giá trị tốt đẹp của văn hóa Thăng Long, phát huy sự đa dạng bản sắc độc đáo của các tiểu vùng văn hóa; Khai thác năng lực, tiềm năng sáng tạo của mọi tầng lớp nhân dân, tính sáng tạo của tri thức, văn nghệ sỹ, tài năng văn hóa nghệ thuật; Nâng cao mức hưởng thụ và tham gia hoạt động, sáng tạo văn hóa của các tầng lớp nhân dân, phấn đấu xây dựng các câu lạc bộ, các điểm sinh hoạt văn hóa tại các khu đô thị mới, khu công nghiệp trên địa bàn thành phố Hà Nội,…
Nhiệm vụ trọng tâm đến năm 2020, định hướng đến năm 2030 là: Xây dựng người Hà Nội thanh lịch, văn minh; Bảo tồn, khai thác và phát huy các giá trị văn hóa truyền thống, gắn liền với tiếp thu chọn lọc các giá trị văn hóa của khu vực và quốc tế; Tập trung nguồn lực để bảo tồn và phát triển giá trị văn hóa ở các khu vực đặc thù trên địa bàn Thủ đô, xây dựng nguồn nhân lực đáp ứng các nhiệm vụ đặt ra đối với các hoạt động văn hóa; Phát triển văn học nghệ thuật Thủ đô một cách toàn diện, phấn đấu để có những tác phẩm có giá trị cao, góp phần bồi dưỡng, nâng cao tư tưởng, tâm hồn, nhân cách, đạo đức, lối sống của người Hà Nội; Tăng cường công tác quản lý nhà nước đối với các hoạt động văn hóa.
Rà soát, bổ sung các văn bản quy định về cơ chế, chính sách văn hóa ở Thủ đô phù hợp với yêu cầu mới của thiết chế và nhu cầu hưởng thụ về văn hoá của nhân dân; Đẩy mạnh giao lưu và hợp tác về văn hóa với các tỉnh, thành phố trong nước và Thủ đô các nước trên thế giới để quảng bá, tuyên truyền, giới thiệu các thành tựu văn hóa, nghệ thuật của Thủ đô với nhân dân trong nước và bạn bè quốc tế; Tăng cường hệ thống các thiết chế văn hóa và phát triển các lĩnh vực văn hóa....
Về phát triển các lĩnh vực cụ thể: Xây dựng lối sống, đời sống và môi trường văn hóa; Bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa; Hệ thống tượng đài; Hệ thống quảng trường, công viên, vườn hoa; Phát triển điện ảnh, rạp chiếu phim, rạp hát; Công tác quản lý Nhà nước đối với hệ thống nhà hàng karaoke, vũ trường; Phát triển hoạt động văn học nghệ thuật, biểu diễn chuyên nghiệp, nghệ thuật quần chúng; Thiết chế văn hóa, hệ thống thư viện; Hợp tác, giao lưu văn hóa trong nước và quốc tế; Quy hoạch phân khu chức năng và mạng lưới công trình văn hóa.
Hà Nội là địa phương đầu tiên trong cả nước có Quy hoạch phát triển văn hóa sau khi Thủ tướng phê duyệt “Chiến lược phát triển văn hóa Việt Nam đến năm 2020”.