Việt Nam vươn mình trong kỷ nguyên mới

Xi măng Việt Nam phát triển theo hướng bền vững từ "xám" đến "xanh"

Thuần Hưng - Cao Huệ
Chia sẻ Zalo

Kinhtedothi - Việt Nam hiện có 84 dây chuyền sản xuất xi măng với tổng công suất thiết kế đạt 101 triệu tấn/năm, tuy nhiên vẫn còn nhiều nhà máy sử dụng công nghệ lạc hậu, gây ảnh hưởng tới môi trường.

Theo đánh giá của Bộ Xây dựng, năng lực sản xuất của ngành xi măng Việt Nam đã đáp ứng đầy đủ nhu cầu trong nước và xuất khẩu ra thị trường quốc tế. Nhưng thực tế, hiện vẫn còn không ít dây chuyền sản xuất quy mô nhỏ, công nghệ lạc hậu, hiệu quả cạnh tranh thấp, gây lãng phí tài nguyên và ảnh hưởng môi trường.
Tại Hội thảo về phát triển bền vững ngành xi măng Việt Nam mới đây, lãnh đạo Bộ Xây dựng cho biết, để từng bước phát triển ngành xi măng theo hướng bền vững từ "xám" đến "xanh", Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ đã giao Bộ Xây dựng xây dựng chiến lược phát triển vật liệu xây dựng Việt Nam thời kỳ 2021 - 2030, định hướng đến năm 2050, với quan điểm trọng tâm là: Phát triển bền vững ngành vật liệu xây dựng; áp dụng khoa học công nghệ mới trong sản xuất vật liệu xây dựng; tiết kiệm tài nguyên khoáng sản, tiết kiệm năng lượng, giảm phát thải khí nhà kính.
Cùng với đó, gắn sản xuất vật liệu xây dựng với tái chế, tái sử dụng các chất thải công nghiệp, nông nghiệp, xử lý rác thải và bảo vệ môi trường; đẩy mạnh sản xuất các chủng loại vật liệu xây dựng có giá trị kinh tế cao; nâng cao năng lực cạnh tranh của các sản phẩm vật liệu xây dựng trên thị trường trong nước và quốc tế; phát huy và khuyến khích các thành phần kinh tế tham gia sản xuất vật liệu xây dựng.
Riêng đối với xi măng, chỉ đầu tư mới nhà máy sản xuất clanhke xi măng có công suất từ 5.000 tấn/ngày trở lên, gắn với vùng nguyên liệu và đầu tư đồng thời hệ thống phát điện tận dụng nhiệt khí thải, đáp ứng đầy đủ các chỉ tiêu về công nghệ và môi trường. Khuyến khích các nhà máy xi măng hiện có công nghệ, thiết bị lạc hậu, công suất thấp, tiêu hao nhiều nguyên, nhiên liệu và năng lượng đầu tư chiều sâu, đổi mới công nghệ nhằm nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm, tiết kiệm năng lượng và bảo vệ môi trường.

Trong 5 tháng đầu năm 2020, ngành xi măng Việt Nam xuất khẩu 13,63 triệu tấn, đạt 505,33 triệu USD (giảm 1,4% về khối lượng, giảm 14,4% về kim ngạch so với cùng kỳ). Cùng với đó, đơn giá xuất khẩu ximăng, clinker cũng giảm mạnh 13,2%, hiện chỉ còn 37,1 USD/tấn.

Nguyên nhân xuất khẩu ximăng giảm sâu do nhiều thị trường đóng cửa bởi ảnh hưởng của đại dịch Covid-19 và thị trường xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam là Trung Quốc đã mở hoạt động lại một số nhà máy sau khi đã nâng cấp thiết bị...