Để đưa ra lời khuyên hợp lý cho gia đình bạn, Kinh tế & Đô thị đã có cuộc trao đổi cụ thể với chuyên gia bất động sản Trần Mạnh Hảo.
|
Khách hàng tham khảo thông minh một dự án bất động sản tại Hà Nội. Ảnh: Công Hùng |
Về nguyên tắc là chủ đầu tư phải chấm dứt hợp đồng với người này xong rồi mới được bán cho người kia. Việc chấm dứt đúng hay sai lại là việc khác. Còn ở đây, một căn hộ nhưng có tới 2, 3 hợp đồng mua bán (thậm chí 6 hợp đồng như vụ việc ở TP Hồ Chí Minh) rõ ràng là có dấu hiệu vi phạm pháp luật.
Việc vi phạm này có trường hợp được xem xét xử lý hình sự, có trường hợp giải quyết theo hướng dân sự. Việc giải quyết theo hướng hình sự hay dân sự phụ thuộc vào ý chí, quan điểm của cơ quan tố tụng trong từng vụ việc. Khi khách hàng lâm vào tình trạng này nên gửi đơn tố cáo sang cơ quan thuế. Đơn vị này sẽ thanh tra về các hóa đơn chứng từ mua bán. Bởi khi thu tiền mua căn hộ của khách thì bắt buộc phải xuất hóa đơn. Từ đó khách hàng sẽ có thêm cơ sở để gửi đơn tố cáo tới cơ quan công an về hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản. Nếu cơ quan công an trả lời rằng không có cơ sở để khởi tố hình sự, mới gửi đơn sang tòa để giải quyết theo hướng dân sự.
Đặc biệt hơn, trường hợp của gia đình bạn đã có ngân hàng đứng ra bảo lãnh, đơn vị này sẽ có trách nhiệm tìm các đối tác khác thay chủ đầu tư để đưa dự án trở lại, tiếp tục thi công và bàn giao căn hộ cho những khách hàng đã mua. Trường hợp những khách hàng nào mua chồng căn hộ, phải được giải quyết thỏa đáng. Có thể, yêu cầu ngân hàng bồi hoàn lại số tiền đã đóng, đồng thời, trả lãi theo quy định của Nhà nước đối với những trường hợp mua căn hộ (ký hợp đồng) sau các khách hàng trước đó.
Vụ việc này cho thấy những lỗ hổng trong công tác quản lý Nhà nước ở lĩnh vực bất động sản, đặc biệt là việc bán nhà hình thành trong tương lai. Tình huống này dễ bắt gặp ở các chủ đầu tư kém năng lực, yếu tài chính và có dấu hiệu trục lợi bất chính.