Ngày 15/10, Thủ tướng Anh David Cameron và Bộ trưởng thứ nhất Scotland Alex Salmond đã ký thỏa thuận về tổ chức một cuộc trưng cầu dân ý về nền độc lập của
Người dân Barcelona tiến hành các biểu tình quy mô lớn đòi ly khai khỏi Tây Ban Nha
Trong khi đó, tại Bỉ, Liên minh Flemish Mới (N-VA) của cộng đồng người Bỉ nói tiếng Hà Lan vừa giành chiến thắng trong cuộc bầu cử các cơ quan chính quyền địa phương hôm 14/10, đã yêu cầu Chính phủ chuyển nước này sang chế độ liên bang. Ông De Wever, Chủ tịch N-VA cho rằng, vùng Wallonie nói tiếng Pháp ở miền Nam và vùng Flanders nói tiếng Hà Lan ở miền Bắc có nền văn hóa và dân chủ khác biệt nên việc chuyển Bỉ thành Nhà nước liên bang sẽ giúp hai vùng này được hưởng quy chế độc lập về tài chính và tự giải quyết những vấn đề riêng của mình. Tuy Thủ tướng Bỉ Elio Di Rupo đã thẳng thừng từ chối đề xuất trên nhưng giới phân tích cho rằng, động thái này sẽ ảnh hưởng không nhỏ tới hoạt động của Chính phủ mới ở Bỉ trong thời gian tới, trước hết là việc đàm phán xây dựng dự thảo ngân sách 2013.
Tại Tây Ban Nha, cuộc biểu tình của 1,5 triệu người dân Barcelona đòi ly khai hôm 11/9 đã mở màn cho một cao trào đòi quyền tự chủ mới của xứ Catalonia. Với quy mô kinh tế lớn hơn cả Bồ Đào Nha và chiếm đến 1/5 giá trị GDP của Tây Ban Nha, người dân xứ Catalonia cho rằng, những thành quả của mình đang bị đe dọa nghiêm trọng do ảnh hưởng của các chính sách thắt lưng buộc bụng mà Madird đã ban hành. Các cuộc biểu tình quy mô lớn và cuộc trưng cầu dân ý dành cho 700.000 người dân Catalonia hôm 27/9 vừa qua chỉ là bước khởi đầu của tham vọng ly khai khỏi Tây Ban Nha. Vì thế, dù Madird cho rằng cuộc trưng cầu trên là không hợp hiến thì chính quyền Catalonia vẫn quyết định sẽ tổ chức một cuộc bỏ phiếu về quyền tự chủ vào ngày 25/11 tới và thực hiện các bước đi tiếp theo để tìm ra con đường của riêng mình.
Những tuyên bố, lời kêu gọi đòi ly khai tại một số quốc gia châu Âu đã cho thấy, tác động ghê gớm của khủng hoảng nợ công, suy thoái kinh tế. Những giá trị về sự ổn định, thịnh vượng mà châu Âu vất vả gây dựng, vun đắp hơn 60 năm qua có nguy cơ bị xói mòn, thậm chí sụp đổ. Vài ngày sau khi Liên minh châu Âu là chủ nhân của giải Nobel Hòa bình 2012, xu thế nguy hiểm này đã biến một trong những giải thưởng danh giá nhất thế giới trở thành miếng socola đắng đối với toàn bộ người dân khu vực.