Việt Nam vươn mình trong kỷ nguyên mới

Đồng Nai:

Xuất hiện “ổ voi” trên đường dân sinh cao tốc Phan Thiết - Dầu Giây

Thanh Huy
Chia sẻ Zalo

Kinhtedothi - Ngày 5/12/2024, lực lượng chức năng huyện Xuân Lộc (tỉnh Đồng Nai) phối hợp với Ban Quản lý dự án Thăng Long (chủ đầu tư cao tốc Phan Thiết - Dầu Giây) kiểm tra hiện trường sạt lở, xuất hiện “ổ voi” trên đường dân sinh của cao tốc Phan Thiết - Dầy Giây.

Trên đường dân sinh thuộc tuyến cao tốc Phan Thiết - Dầu Giây xuất hiện tình trạng lún sụt thành "ổ voi" với đường kính khoảng 2m, sâu 1m.
Trên đường dân sinh thuộc tuyến cao tốc Phan Thiết - Dầu Giây xuất hiện tình trạng lún sụt thành "ổ voi" với đường kính khoảng 2m, sâu 1m.

Theo đó, trên đường dân sinh thuộc tuyến cao tốc Phan Thiết - Dầu Giây (đoạn đi qua địa bàn xã Xuân Tâm, huyện Xuân Lộc) xuất hiện một hố sâu hơn 1m với đường kính khoảng 2m.

Lực lượng chức năng địa phương đã phong tỏa một đoạn đường gom tuyến cao tốc Phan Thiết - Dầu Giây nhằm ngăn chặn người dân đi qua khu vực nguy hiểm. Đồng thời, chính quyền địa phương phối hợp với chủ đầu tư xác định nguyên nhân sự cố và khắc phục tình trạng sụp lún mặt đường.

Chính quyền địa phương xã Xuân Tâm đã rào chắn đường dân sinh nơi xuất hiện lún sụt nhằm đảm bảo an toàn cho người dân.
Chính quyền địa phương xã Xuân Tâm đã rào chắn đường dân sinh nơi xuất hiện lún sụt nhằm đảm bảo an toàn cho người dân.

Trước đó, vào tháng 7/2023, sau một trận mưa lớn kéo dài, một vị trí trên cao tốc Phan Thiết - Dầu Giây (đoạn thuộc địa phận huyện Hàm Tân, tỉnh Bình Thuận) bị ngập nặng, gây ùn tắc xe cộ. Đoạn ngập kéo dài 100m, nơi sâu nhất lên đến 1m.

Cao tốc Phan Thiết - Dầu Giây có chiều dài 99 km, đi qua hai tỉnh Bình Thuận (khoảng 47,5 km) và Đồng Nai (khoảng 51,5 km). Tuyến đường được thiết kế theo tiêu chuẩn đường cao tốc loại A, vận tốc tối đa 120 km/giờ; quy mô giai đoạn hoàn chỉnh gồm 6 làn xe (4 làn xe chính và 2 làn dừng khẩn cấp).

Công trình có tổng mức đầu tư hơn 12.577 tỷ đồng và được khánh thành, đưa vào khai thác từ tháng 5/2023.