Theo thống kê, xuất khẩu dầu của Iraq, quốc gia xuất khẩu dầu lớn thứ 2 trong Nhóm Các nước Xuất khẩu Dầu mỏ (OPEC), từ đầu tháng 10 đến nay đã giảm hơn 200.000 thùng dầu/ngày.
Trước đó, Bộ trưởng Dầu mỏ Iraq Jabbar al-Luaybi hôm 21/10 cho biết Iraq đã tăng sản lượng khai thác dầu tại miền Nam nước này thêm 200.000 thùng/ngày nhằm bù đắp lượng xuất khẩu thiếu hụt tại thành phố Kirkuk, liên quan đến mâu thuẫn giữa chính phủ nước này và chính quyền khu tự trị của người Kurd.
Trước khi xung đột xảy ra, khu vực người Kurd xuất khẩu trung bình 550.000 thùng dầu/ngày thông qua một đường ống đi qua Thổ Nhĩ Kỳ, một nửa trong số này được bơm từ các mỏ dầu tại thành phố Kirkuk.
Số lượng giàn khoan của Mỹ giảm 7 giàn, xuống 736 giàn trong tuần kết thúc vào 20/10, mức thấp nhất kể từ tháng 6. |
Một quan chức Bộ Dầu mỏ Iraq cho biết nước này chưa thể khôi phục lại sản lượng dầu mỏ tại Kirkuk trở lại mức tuần trước trước Chủ nhật tới (29/10) vì thiếu thiết bị tại 2 mỏ dầu lớn nhất ở khu vực này, Avana và Bai Hasan.
Một đại lý tàu biển giám sát lượng dầu thô đến từ miền bắc Iraq sang kho cảng xuất khẩu Ceyhan của Thổ Nhĩ Kỳ cho biết dòng chảy không đổi từ ngày 20/10 ở mức 213.000 thùng/ngày.
Cụ thể, giá dầu Brent của London giao tháng 12 tăng 10 xu Mỹ, lên 57,47 USD/thùng sau khi giảm 38 xu Mỹ trong phiên trước đó.
Dầu thô ngọt nhẹ WTI của Mỹ giao tháng 12 cũng tăng 6 xu Mỹ, giao dịch ở mức 51,96 USD/thùng.
Cùng với suy giảm xuất khẩu dầu của Iraq, các thành viên trong và ngoài OPEC, bao gồm cả Nga hiện đang thực hiện thỏa thuận cắt giảm sản lượng khoảng 1,8 triệu thùng dầu/ngày đến tháng 3/2018 nhằm hạn chế tình trạng dư cung, đã hỗ trợ tích cực cho giá dầu.
Trong tháng trước, OPEC và các nước ngoài khối này đã đạt được sự đồng thuận cao nhất về cắt giảm sản lượng, ở mức 120%, kể từ khi thỏa thuận được thực thi vào đầu năm nay.
Giới phân tích dự đoán kho dự trữ dầu thương mại của Mỹ sẽ tiếp tục giảm và đây cũng là một lực đẩy quan trọng với giá dầu thế giới.
Dự trữ dầu của Mỹ được dự đoán sẽ giảm 2,5 triệu thùng trong tuần qua trong khi dự trữ xăng và sản phẩm chưng cất cũng sẽ giảm, theo khảo sát sơ bộ do hãng Reuters thực hiện. Viện Dầu mỏ Quốc gia Mỹ (API) sẽ công bố số liệu thống kê này vào ngày 24/10.
Số lượng giàn khoan của Mỹ giảm 7 giàn, xuống 736 giàn trong tuần kết thúc vào 20/10, mức thấp nhất kể từ tháng 6, theo công ty dịch vụ năng lượng Baker Hughes.
Tomomichi Akuta, chuyên gia kinh tế cao cấp của Mitsubishi UFJ Research tại Tokyo, cho biết: " Thị trường dầu thô đang nhận được nhiều yếu tố hỗ trợ tích cực, đó là tình hình căng thẳng địa chính trị tại Iraq, sự sụt giảm số lượng giàn khoan của Mỹ và khả năng gia hạn thỏa thuận cắt giảm sản lượng của OPEC sau thời điểm tháng 3/2018".