Việt Nam vươn mình trong kỷ nguyên mới

Xuất khẩu đồ gỗ: Tìm lời giải cho bài toán thiếu nguyên liệu

Chia sẻ Zalo

KTĐT - Hiệp hội Gỗ và Lâm sản Việt Nam (Vietforest) dự báo kim ngạch xuất khẩu (XK) đồ gỗ năm 2011 sẽ có tộc độ phát triển đến 30%, kim ngạch XK có thể đạt 4 tỷ USD. Để đạt được mục tiêu này ngành đồ gỗ cần tự chủ trong việc cung ứng nguyên liệu sản xuất.

KTĐT - Hiệp hội Gỗ và Lâm sản Việt Nam (Vietforest) dự báo kim ngạch xuất khẩu (XK) đồ gỗ năm 2011 sẽ có tộc độ phát triểnđến 30%,kim ngạch XKcó thểđạt 4 tỷ USD. Để đạt được mục tiêu này ngành đồ gỗ cần tự chủ trong việc cung ứng nguyên liệu sản xuất.

 

Theo ông Nguyễn Tôn Quyền, Phó chủ tịch Vietforest: Mặc dù năm 2010, các thị trường XK đồ gỗ Việt Nam đều có mức phục hồi đáng kể. Nhưngđiều đó không có nghĩa là hoàn toàn thuận lợi bởi kinh tế thế giới chưa hoàn toàn hồi phục. Hiện nhiều nhà nhập khẩu sẵn sàng tăng đơn hàng so với năm 2010, nhưng lại yêu cầu DN phải có lộ trình... giảm giá bán. Trong khi đó chi phí đầu vào như điện, nước, lao động… tăng lên. Ngoài ra ngành gỗ còn phải đối mặt với việc thiếu nguyên liệu sản xuất bởi nguồn cung trong nước mới chỉ đáp ứng 20% nhu cầu. Theo Viforest, trung bình mỗi năm Việt Nam cần nhập khẩu hơn 3 triệu m3 gỗ nguyên liệu, giá trị khoảng 1 tỷ USD từ các nước trong khu vực ASEAN, châu Phi, Nam Mỹ, Bắc Mỹ… Riêng trong năm 2010, ngành gỗ đã nhập khẩu lượng gỗ nguyên liệu trị giá khoảng 800-900 triệu USD. Trong khi đó năm 2011, nguồn cung gỗ nguyên liệu từ Lào và Campuchia đang cạn kiệt, giá gỗ nguyên liệu trên thị trường Malaysia (thị trường nhập khẩu gỗ nguyên liệu lớn nhất của Việt Nam) đang tăng mạnh. Điều này khiếngiá các loại gỗ nguyên liệu trong năm 2011 sẽ tăng khoảng 20-30%; Hiện giá gỗ nhập khẩu từ các thị trường Mỹ , New Zealand cũng đã tăng 15-30% do nhu cầu sản xuất của nhiều nước đang tăng mạnh. Khi giá nguyên liệu tăng sẽ buộc các nhà sản xuất sẽ phải tăng giá bán sản phẩm để cân đối kinh doanh, điều này gây bất lợi cho sản phẩm gỗ Việt Nam với sản phẩm của các quốc gia khác có sẵn nguyên liệu hoặc nhập khẩu nguyên liệu gần hơn.


Không chỉ khó khăn về nguồn nguyên liệu, trong thời gian tới, các thị trường nhập khẩu đồ gỗ lớn của Việt Nam như Hoa Kỳ và EU buộc doanh nghiệp XK gỗ phải tuân thủ nhiều tiêu chuẩn mới nhất là các quy định về nguồn gốc xuất xứ nguyên liệu khi XK sản phẩm vào các thị trường này. Điều này khiến các doanh nghiệp Việt Nam sẽ gặp khó khăn hơn trong việc tìm nguồn gỗ nguyên liệu có chứng chỉ phát triển rừng bền vững và các giấy tờ chứng minh chuỗi hành trình sản phẩm

 

Ông Nguyễn Chiến Thắng, Chủ tịch Hội Mỹ nghệ và chế biến gỗ Thành phố Hồ Chí Minh (HAWA) cho rằng: Để có thể XK gỗ đạt kim ngạch 4 tỷ USD, trong thời gian tới ngành gỗ cần đẩy mạnh phát triển ngành công nghiệp sản xuất ván nhân tạo và hạn chế XK gỗ nguyên liệu dạng thô. Bởi hiện nay vẫn còn nhiều doanh nghiệp XK gỗ thô dưới dạng gỗ tròn và gỗ xẻ bán thành phẩm sang Trung Quốc, Indonesia với giá 200-300 USD/m3 trong khi giá trị XK đồ gỗ thành phẩm hiện thường từ 1.300-2.000 USD/m3. Vietforest cũng cho rằng, ngay từ bây giờ các doanh nghiệp ngành gỗ cần phải tập trung đầu tư cho vùng nguyên liệu từ đó chủ động nguyên liệu sản xuất, giảm giá thành sản phẩm; Phát triển công nghiệp chế biến ván nhân tạo, hạn chế XK gỗ nguyên liệu.

 

Thực tế thời gian qua nhiều doanh nghiệp đã tăng cường đầu tư trồng rừng tại nước ngoài. Tuy nhiên, theo ông Trương Đình Tuyển - nguyên Bộ trưởng Bộ Thương mại, doanh nghiệp cần tập trung nguồn lực để phát triển rừng trong nước trước khi ra nước ngoài. Bởi ở Việt Nam còn rất nhiều cánh rừng quản lý lỏng lẻo khiến cho lâm tặc lộng hành, để khắc phục tình trạng này nhà nước cần tạo điều kiện thuận lợi để các doanh nghiệp tư nhân đầu tư trồng và quản lý rừng.