Ý thức tiêu dùng

Lê Quân
Chia sẻ Zalo

Kinhtedothi - Tuần qua có thể nói là cao điểm của Tháng hành động Vì An toàn vệ sinh thực phẩm năm 2019 (Tháng hành động 2019) với hàng loạt buổi lễ phát động, hội thảo được tổ chức tại hầu khắp các địa phương trong cả nước.

Chủ đề của Tháng hành động năm nay là “Nói không với thực phẩm giả, thực phẩm kém chất lượng. Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng”.
Cũng như những năm trước, một trong những hoạt động được coi là trọng tâm trong Tháng hành động 2019 là công tác thanh tra, kiểm tra về an toàn thực phẩm tại các cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm cũng như giám sát, hậu kiểm tại các tỉnh, TP trọng điểm, các địa phương có đường biên giới, cửa khẩu. Đặc biệt, nhiều đoàn thanh tra, kiểm tra liên ngành được thành lập, thực hiện nhiệm vụ thanh, kiểm tra tại các tỉnh, TP nhằm triển khai hiệu quả Tháng hành động.
 Ảnh mang tính chất minh họa. Nguồn: Internet.
Có thể nói việc tiếp tục tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra về vệ sinh an toàn thực phẩm là việc làm cần thiết trong tình hình hiện nay, đặc biệt là với các hoạt động sản xuất, kinh doanh thực phẩm.
Theo thống kê chưa đầy đủ, năm 2018 lực lượng quản lý thị trường cả nước đã kiểm tra 14.264 vụ, xử lý 8.446 vụ việc vi phạm về an toàn thực phẩm, xử phạt vi phạm hành chính hơn 19,5 tỷ đồng, số tang vật thu giữ có trị giá hơn 25,9 tỷ đồng. Lực lượng cảnh sát môi trường đã phát hiện 6.176 vụ vi phạm pháp luật về an toàn thực phẩm, với 5.042 cá nhân, 809 tổ chức vi phạm.
Cũng trong năm 2018, các cơ quan chức năng đã chuyển cơ quan cảnh sát điều tra khởi tố 11 vụ 15 bị can về tội "Vi phạm các quy định về an toàn thực phẩm" và một số tội danh khác có liên quan đến an toàn thực phẩm; buộc tiêu hủy nhiều hàng hóa thực phẩm kém chất lượng, không đảm bảo an toàn cho sức khỏe con người.
Với các hoạt động nói trên, không thể nói rằng các cơ quan, lực lượng chức năng không tích cực và quyết liệt trong công tác kiểm tra, giám sát nhằm thực hiện nghiêm các quy định về vệ sinh an toàn thực phẩm.
Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đáng ghi nhận, vẫn phải thừa nhận một thực tế đáng lo ngại là tình trạng vi phạm quy định về an toàn thực phẩm chưa được giải quyết dứt điểm. Thực phẩm giả, thực phẩm kém chất lượng thậm chí là thực phẩm bẩn vẫn trôi nổi trên thị trường, ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe người dân.Đâu là nguyên nhân của tình trạng đáng buồn trên?
Từ thực tế công tác đấu tranh chống nạn sản xuất, kinh doanh thực phẩm kém chất lượng, trước hết là trách nhiệm của những cá nhân, DN sản xuất, kinh doanh thực phẩm, sau đó có một phần trách nhiệm của người tiêu dùng. Việc xác định chủ đề của “Tháng hành động 2019: Nói không với thực phẩm giả, thực phẩm kém chất lượng” cũng là nhằm tới việc kêu gọi ý thức trách nhiệm của đối tượng này.
Nói cách khác, để có thể nói không với thực phẩm giả, thực phẩm kém chất lượng cần sự chung tay từ nhiều phía, không chỉ trông vào các cơ quan Nhà nước mà còn cần sự vào cuộc của người dân. Người sản xuất cần nói không với thực phẩm giả, thực phẩm kém chất lượng, không vì lợi nhuận mà sản xuất, nhập khẩu các loại thực phẩm bẩn.
Cũng cần phải nói rằng, nguy cơ sản xuất, kinh doanh thực phẩm giả, thực phẩm kém chất lượng không phải chỉ đến từ phía các DN sản xuất có quy mô lớn, mà còn xuất hiện từ các hộ sản xuất, buôn bán mặt hàng có tính thiết yếu với đời sống người dân này.

Người tiêu dùng do những nguyên nhân khách quan, chủ quan đã vô tình tiếp tay cho hành vi vi phạm quy định về vệ sinh an toàn thực phẩm như sản xuất, kinh doanh thực phẩm giả, thực phẩm kém chất lượng. Đơn giản nhất là bởi họ không thực sự nhận biết thế nào là thực phẩm giả, thực phẩm kém chất lượng. Đó là chưa kể đến tâm lý “khuất mắt trông coi”.
Chính vì vậy, một trong những nhiệm vụ quan trọng là, cùng với việc tổ chức thanh, kiểm tra, cần tổ chức tốt hoạt động truyền thông, tuyên truyền về bảo đảm an toàn thực phẩm. Cũng cần làm tốt việc biểu dương, quảng bá các sản phẩm, các mô hình sản xuất, kinh doanh thực phẩm an toàn, phù hợp quy định của pháp luật trên địa bàn nhằm quảng bá, khích lệ sản xuất thực phẩm an toàn.
Mặt khác việc công khai danh tính các cơ sở, cá nhân bị phạt vi phạm hành chính về an toàn thực phẩm cũng cần được thực hiện nhằm cảnh cáo, răn đe, ngăn chặn các hành vi sản xuất, kinh doanh thực phẩm trái pháp luật.
Hy vọng rằng Tháng hành động 2019 sẽ tạo được sự chuyển biến rõ nét trong việc bảo đảm
.