KTĐT - Vẫn móm mém cười… sau phần lưỡi sư tử nhấp nhô, bà lão thoăn thoắt di chuyển theo nhịp trống dồn. Phía trước, hai người cầm giáo nhảy qua, nhảy lại diễn tích Võ tòng đả hổ. Mỗi lần ngọn giáo dứ dứ về phía trước, bà lão lại “rùng” mình, chiếc miệng sư tử há rộng ra đầy giận dữ.
Nghe tiếng trống lân thúc thùng thùng, cụ Định lụm cụm khoác vội lên người chiếc áo hội đỏ, quấn lại khăn đầu rồi bảo: “Tôi phải ra đình tập múa lân với mọi người”. Miệng nói chưa dứt thì đôi chân xiêu xiêu của bà cụ 81 tuổi ấy đã phăm phăm bước ra đường cái.
Cụ cũng là thành viên cao tuổi nhất kiêm đội trưởng đội múa lân tóc dài xứ đồng chiêm trũng thị trấn Vĩnh Trụ, huyện Lý Nhân, tỉnh Hà Nam.
10 năm "đổi giới” cho lân sư
Vẫn móm mém cười… sau phần lưỡi sư tử nhấp nhô, bà lão thoăn thoắt di chuyển theo nhịp trống dồn. Phía trước, hai người cầm giáo nhảy qua, nhảy lại diễn tích Võ tòng đả hổ. Mỗi lần ngọn giáo dứ dứ về phía trước, bà lão lại “rùng” mình, chiếc miệng sư tử há rộng ra đầy giận dữ.
Qua chừng 5 phút, tiếng trống xung quanh dồn dập hơn. Thanh la não bạt tưng bừng. Đám trẻ đình Vĩnh Trụ cũng đã đứng hẳn lên, cười sảng khoái. Điệu múa đã vào cao trào. Đuôi lân sư vẫy tít. “Tráng sỹ” bạc đầu huơ giáo mạnh hơn, những nếp nhăn thấm đẫm mồ hôi. Cờ xí vẫy rợp sân đình. “Mãnh thú” lúc cúi gần sát mặt đất, đuôi vẫy giương cao; lúc lại uốn mình như muốn vồ thẳng lấy ngọn giáo đang khiêu khích phía trước.
Chỉ trong một chốc, khoảnh sân đình đã trở nên náo nhiệt như một ngày hội lớn.
Lau mồ hôi ướt đầm vẫn còn đang thi nhau lăn dài trên trán, cụ Định bảo: Tính đến hôm nay thì đã 10 năm có lẻ, chúng tôi - 14 người đàn bà vùng chiêm trũng, đã gắn chặt mình với những điệu vũ lân sư.
Trong trí nhớ của cụ, hình ảnh về đội lân những ngày đầu vẫn còn rất rõ. Năm 1989, đình làng Vĩnh Trụ được phong làm di tích cấp quốc gia. Khi ấy, hầu hết các thành viên trong đội múa lân tóc dài bây giờ đều tham gia vào tổ tế nữ quan của đình. Đi nhiều nơi, các cụ để ý thấy sau phần lễ, bao giờ cũng phải có một điệu múa lân thật rộn rã do cánh trai tráng đảm nhiệm.
Không lẽ đàn ông làm được, mình lại chịu thua. Nghĩ thế, hơn chục chị em “sôi sùng sục” quyết tâm đổi giới cho ông rồng, ông hổ. Các bà, các mẹ nhờ người trên phòng văn hóa dạy những bước di chuyển cơ bản nhất. Thiếu đầu lân sư, họ xoay trần ra chặt tre, đan lát, bồi giấy để tự làm. Mắt ông rồng, ông hổ sẽ là đôi bóng đèn đã cháy đen thui. Lưỡi dài nhấp nhô được làm bằng một nan quạt lớn. Quần áo người diễn không cần cầu kỳ, chỉ giản đơn là bộ các mẹ vẫn mặc hàng ngày.
“Thế mà cũng thành được một đội,” cụ Định móm mém cười bảo.
Nói "đội lân nữ" cũng chưa thật chính xác, vì ngoài hơn chục “nữ tướng” khiển lân sư, đội còn có 2 thành viên nam là ông Phạm Văn Hồng và Đinh Viết Thành. Hai ông tình nguyện theo đội phụ trách đánh trống và chập chỏa. Toàn đội có 16 thành viên, ngoài 2 đàn ông nói trên, 14 nữ còn lại chia làm 2 kíp thay phiên nhau múa, mỗi kíp gồm 7 người: 3 người múa (1 múa đầu, 2 múa đuôi), 1 "ông Địa", 1 giương cờ và 2 múa giáo. Tuổi đời trung bình của đội là... hơn 70.
Kể về những ngày đầu gian khó, các mẹ vẫn không ngớt tiếng cười. Bà Nguyễn Thị Thìn Tết này đã 71 tuổi nhưng vẫn hăng hái như lần đầu tiên được múa. Mẹ bảo: Khi mới lập đội, bà con làng xóm cứ cười hoài vì “tự cổ chí kim chưa bao giờ thấy sư tử cái”. Thêm vào đó, con cháu ở nhà cũng cản vì nghĩ các mẹ đã già, cần được nghỉ ngơi. Mẹ Thìn khi ấy nhất quyết xin đội chỉ múa đầu lân với lý do “như thế không ai nhìn thấy mặt mẹ mà cười".
Dần dần, đội nữ múa lân chinh phục được cả những người khó tính nhất. Các mẹ đi “lưu diễn” tận Hưng Yên, Thanh Hóa. Và cái sự “đổi giống” cho rồng, hổ trở lại thành một câu chuyện bình thường, dung dị.
Từ đó đến nay, đã hơn 10 năm. 14 nữ tướng đất Vĩnh Trụ vẫn cầm cương, khiển hổ, sai rồng. Và lần nào cũng thế, sau một tích lân cổ, các mẹ sẽ ngồi lại với nhau râm ran trò chuyện, những câu chuyện không đầu cuối về sức khỏe, gia đình và con cháu…
Sẽ chỉ còn lại trong bảo tàng?
“Nữ lão tráng sỹ” 70 tuổi Trần Thị Do sau một hồi múa giáo trước đầu mãnh sư đã bắt đầu ngồi thở. Mặt mẹ đỏ gay, tấm hồng bào ướt đẫm mồ hôi.
Nhìn ra khoảnh sân đình đầy nắng, mẹ nói xa xăm: “Già rồi nên sức không còn dẻo, dày như mấy năm trước nữa. Tình hình này thì chẳng mấy mà đội lân không còn đủ người để múa".
Bấm ngón tay một lúc, mẹ bảo: Đội của mẹ, có cố lắm thì duy trì được năm bảy năm. Nếu không có người kế cận đứng ra thì câu chuyện về những nữ tướng ấy sẽ chỉ còn trong truyền thuyết.
Nói đoạn, mẹ Do trỏ vào góc vườn sau đình cho chúng tôi thấy hai đầu sư tử đầu tiên được các mẹ làm 10 năm về trước. Trải qua thời gian, nó đã cũ sờn và rách bươm. Nhưng các mẹ vẫn giữ để nhắc nhở về những ngày gian khổ. Nhìn lại, mắt mẹ Do đượm buồn.
Số thành viên lớn hơn hoặc xấp xỉ tuổi mẹ cũng không ít, nhiều người đang mang bệnh trong người. Như mẹ Luân và mẹ Nội cũng đã phải đầu hàng cái tuổi 90, không thể múa theo nhịp trống hội được nữa.
"Đội lân tóc dài" hầu như không có đội ngũ kế thừa. Mặc dù, các mẹ cũng đã cố công bồi dưỡng những người trẻ khỏe hơn để truyền nghề, nhưng họ vẫn chưa đủ nhiệt tình để múa.
“Thời chúng tôi, múa lân là một đam mê. Không cần thù lao, hễ nơi nào có lễ lạt, hội hè, xóm ấp rước bằng văn hóa là chúng tôi đi…”, mẹ Do nói.
Nhưng bây giờ, để kiếm được người “dày mặt” và cũng dày lòng múa… cho vui như thế, theo các mẹ là rất khó. Có người đồng ý tham gia, nhưng lại lấn bấn chuyện “phải mang mặt ra cho thiên hạ cười”. Người khác lại than không đủ sức khỏe đi với đoàn.
Cứ thế, 14 nữ tướng "đổi giới" cho cả rồng vừa nhảy theo điệu trống vừa ngay ngáy lo: Liệu có một ngày nào đó, những chiếc đầu sư tử gắn với họ phải nằm im trong viện bảo tàng?/.
Nghe tiếng trống lân thúc thùng thùng, cụ Định lụm cụm khoác vội lên người chiếc áo hội đỏ, quấn lại khăn đầu rồi bảo: “Tôi phải ra đình tập múa lân với mọi người”. Miệng nói chưa dứt thì đôi chân xiêu xiêu của bà cụ 81 tuổi ấy đã phăm phăm bước ra đường cái.
Cụ cũng là thành viên cao tuổi nhất kiêm đội trưởng đội múa lân tóc dài xứ đồng chiêm trũng thị trấn Vĩnh Trụ, huyện Lý Nhân, tỉnh Hà Nam.
10 năm "đổi giới” cho lân sư
Vẫn móm mém cười… sau phần lưỡi sư tử nhấp nhô, bà lão thoăn thoắt di chuyển theo nhịp trống dồn. Phía trước, hai người cầm giáo nhảy qua, nhảy lại diễn tích Võ tòng đả hổ. Mỗi lần ngọn giáo dứ dứ về phía trước, bà lão lại “rùng” mình, chiếc miệng sư tử há rộng ra đầy giận dữ.
Qua chừng 5 phút, tiếng trống xung quanh dồn dập hơn. Thanh la não bạt tưng bừng. Đám trẻ đình Vĩnh Trụ cũng đã đứng hẳn lên, cười sảng khoái. Điệu múa đã vào cao trào. Đuôi lân sư vẫy tít. “Tráng sỹ” bạc đầu huơ giáo mạnh hơn, những nếp nhăn thấm đẫm mồ hôi. Cờ xí vẫy rợp sân đình. “Mãnh thú” lúc cúi gần sát mặt đất, đuôi vẫy giương cao; lúc lại uốn mình như muốn vồ thẳng lấy ngọn giáo đang khiêu khích phía trước.
Chỉ trong một chốc, khoảnh sân đình đã trở nên náo nhiệt như một ngày hội lớn.
Lau mồ hôi ướt đầm vẫn còn đang thi nhau lăn dài trên trán, cụ Định bảo: Tính đến hôm nay thì đã 10 năm có lẻ, chúng tôi - 14 người đàn bà vùng chiêm trũng, đã gắn chặt mình với những điệu vũ lân sư.
Trong trí nhớ của cụ, hình ảnh về đội lân những ngày đầu vẫn còn rất rõ. Năm 1989, đình làng Vĩnh Trụ được phong làm di tích cấp quốc gia. Khi ấy, hầu hết các thành viên trong đội múa lân tóc dài bây giờ đều tham gia vào tổ tế nữ quan của đình. Đi nhiều nơi, các cụ để ý thấy sau phần lễ, bao giờ cũng phải có một điệu múa lân thật rộn rã do cánh trai tráng đảm nhiệm.
Không lẽ đàn ông làm được, mình lại chịu thua. Nghĩ thế, hơn chục chị em “sôi sùng sục” quyết tâm đổi giới cho ông rồng, ông hổ. Các bà, các mẹ nhờ người trên phòng văn hóa dạy những bước di chuyển cơ bản nhất. Thiếu đầu lân sư, họ xoay trần ra chặt tre, đan lát, bồi giấy để tự làm. Mắt ông rồng, ông hổ sẽ là đôi bóng đèn đã cháy đen thui. Lưỡi dài nhấp nhô được làm bằng một nan quạt lớn. Quần áo người diễn không cần cầu kỳ, chỉ giản đơn là bộ các mẹ vẫn mặc hàng ngày.
“Thế mà cũng thành được một đội,” cụ Định móm mém cười bảo.
Nói "đội lân nữ" cũng chưa thật chính xác, vì ngoài hơn chục “nữ tướng” khiển lân sư, đội còn có 2 thành viên nam là ông Phạm Văn Hồng và Đinh Viết Thành. Hai ông tình nguyện theo đội phụ trách đánh trống và chập chỏa. Toàn đội có 16 thành viên, ngoài 2 đàn ông nói trên, 14 nữ còn lại chia làm 2 kíp thay phiên nhau múa, mỗi kíp gồm 7 người: 3 người múa (1 múa đầu, 2 múa đuôi), 1 "ông Địa", 1 giương cờ và 2 múa giáo. Tuổi đời trung bình của đội là... hơn 70.
Kể về những ngày đầu gian khó, các mẹ vẫn không ngớt tiếng cười. Bà Nguyễn Thị Thìn Tết này đã 71 tuổi nhưng vẫn hăng hái như lần đầu tiên được múa. Mẹ bảo: Khi mới lập đội, bà con làng xóm cứ cười hoài vì “tự cổ chí kim chưa bao giờ thấy sư tử cái”. Thêm vào đó, con cháu ở nhà cũng cản vì nghĩ các mẹ đã già, cần được nghỉ ngơi. Mẹ Thìn khi ấy nhất quyết xin đội chỉ múa đầu lân với lý do “như thế không ai nhìn thấy mặt mẹ mà cười".
Dần dần, đội nữ múa lân chinh phục được cả những người khó tính nhất. Các mẹ đi “lưu diễn” tận Hưng Yên, Thanh Hóa. Và cái sự “đổi giống” cho rồng, hổ trở lại thành một câu chuyện bình thường, dung dị.
Từ đó đến nay, đã hơn 10 năm. 14 nữ tướng đất Vĩnh Trụ vẫn cầm cương, khiển hổ, sai rồng. Và lần nào cũng thế, sau một tích lân cổ, các mẹ sẽ ngồi lại với nhau râm ran trò chuyện, những câu chuyện không đầu cuối về sức khỏe, gia đình và con cháu…
Sẽ chỉ còn lại trong bảo tàng?
“Nữ lão tráng sỹ” 70 tuổi Trần Thị Do sau một hồi múa giáo trước đầu mãnh sư đã bắt đầu ngồi thở. Mặt mẹ đỏ gay, tấm hồng bào ướt đẫm mồ hôi.
Nhìn ra khoảnh sân đình đầy nắng, mẹ nói xa xăm: “Già rồi nên sức không còn dẻo, dày như mấy năm trước nữa. Tình hình này thì chẳng mấy mà đội lân không còn đủ người để múa".
Bấm ngón tay một lúc, mẹ bảo: Đội của mẹ, có cố lắm thì duy trì được năm bảy năm. Nếu không có người kế cận đứng ra thì câu chuyện về những nữ tướng ấy sẽ chỉ còn trong truyền thuyết.
Nói đoạn, mẹ Do trỏ vào góc vườn sau đình cho chúng tôi thấy hai đầu sư tử đầu tiên được các mẹ làm 10 năm về trước. Trải qua thời gian, nó đã cũ sờn và rách bươm. Nhưng các mẹ vẫn giữ để nhắc nhở về những ngày gian khổ. Nhìn lại, mắt mẹ Do đượm buồn.
Số thành viên lớn hơn hoặc xấp xỉ tuổi mẹ cũng không ít, nhiều người đang mang bệnh trong người. Như mẹ Luân và mẹ Nội cũng đã phải đầu hàng cái tuổi 90, không thể múa theo nhịp trống hội được nữa.
"Đội lân tóc dài" hầu như không có đội ngũ kế thừa. Mặc dù, các mẹ cũng đã cố công bồi dưỡng những người trẻ khỏe hơn để truyền nghề, nhưng họ vẫn chưa đủ nhiệt tình để múa.
“Thời chúng tôi, múa lân là một đam mê. Không cần thù lao, hễ nơi nào có lễ lạt, hội hè, xóm ấp rước bằng văn hóa là chúng tôi đi…”, mẹ Do nói.
Nhưng bây giờ, để kiếm được người “dày mặt” và cũng dày lòng múa… cho vui như thế, theo các mẹ là rất khó. Có người đồng ý tham gia, nhưng lại lấn bấn chuyện “phải mang mặt ra cho thiên hạ cười”. Người khác lại than không đủ sức khỏe đi với đoàn.
Cứ thế, 14 nữ tướng "đổi giới" cho cả rồng vừa nhảy theo điệu trống vừa ngay ngáy lo: Liệu có một ngày nào đó, những chiếc đầu sư tử gắn với họ phải nằm im trong viện bảo tàng?/.