|
Ảnh minh họa (Nguồn: Zing.vn) |
Năm 2019, Việt Nam đắc cử Ủy viên không thường trực của Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc nhiệm kỳ 2020-2021, với số phiếu gần như tuyệt đối. Việt Nam cũng sẽ đảm nhiệm vai trò Chủ tịch ASEAN trong năm 2020. Chính phủ Việt Nam cam kết sẽ làm tốt hai trọng trách này, xứng đáng với sự tín nhiệm của cộng đồng quốc tế, tiếp tục đóng góp cho hòa bình, ổn định, thịnh vượng chung của khu vực và thế giới.
3. Quốc hội thông qua Nghị quyết thí điểm quản lý theo mô hình chính quyền đô thị tại Hà NộiQuốc hội đã thông qua Nghị quyết thí điểm tổ chức mô hình chính quyền đô thị tại thành phố Hà Nội (Nghị quyết số 97/NQ-QH14). Đây là cơ sở quan trọng để thành phố tiếp tục nâng cao hiệu lực, hiệu quả hoạt động của hệ thống chính trị, thực hiện tinh giản biên chế, sắp xếp lại bộ máy, nâng cao chất lượng quản lý nhà nước tại 177 phường thuộc các quận và thị xã Sơn Tây. Dự kiến, việc triển khai mô hình chính quyền đô thị trên địa bàn TP sẽ áp dụng từ năm 2021, sẽ thúc đẩy tiến trình xây dựng chính quyền kiến tạo, năng động, hiệu quả, cải thiện môi trường đầu tư, nâng cao năng lực cạnh tranh, tăng cường thu hút đầu tư nước ngoài và trong nước, sử dụng hiệu quả các nguồn vốn đầu tư, hỗ trợ và tạo điều kiện thuận lợi cho các DN hoạt động….
4. UNESCO chính thức công nhận Hà Nội là “Thành phố sáng tạo”Sau 20 Hà Nội là thành phố duy nhất tại khu vực châu Á – Thái Bình Dương được nhận danh hiệu cao quý của UNESCO: “Thành phố vì hòa bình”, ngày 30/10/2019, UNESCO đã chính thức ghi danh Hà Nội vào Mạng lưới 246 “Thành phố sáng tạo”. Theo thống kê, Hà Nội là một thành phố có cơ cấu dân số vàng (51,7% dân số trẻ), có một cộng đồng sáng tạo mới mẻ, phong phú gồm các nhà thiết kế, nghệ sĩ, nhà đổi mới khoa học công nghệ và các không gian sáng tạo trên toàn thành phố. Lĩnh vực thiết kế của Hà Nội không chỉ có bề dày hình thành và phát triển mà hơn thế còn có sự giao thoa, sáng tạo của nhiều nền văn hóa khác nhau. Bên cạnh công tác bảo tồn, gìn giữ các công trình thiết kế đã tạo nên không gian sáng tạo, Hà Nội sẽ có nhiều thiết kế sáng tạo để đưa Hà Nội trở thành kinh đô sáng tạo của khu vực, điểm đến của tri thức và sáng tạo trên thế giới.
5. Hà Nội tăng trưởng cao nhất trong 10 năm qua, thu hút đầu tư dẫn đầu cả nướcGRDP năm 2019 của Hà Nội ước tăng 7,62% - cao nhất trong 10 năm trở lại đây, đạt kế hoạch đề ra từ 7,3-7,8% (cả nước ước tắng 6,8%). Môi trường đầu tư tiếp tục được cải thiện. Chỉ số Năng lực cạnh tranh cấp tỉnh năm 2018 tăng 4 bậc, xếp thứ 9/63 tình, thành phố - cao nhất từ trước đến nay, hoàn thành sớm hơn 2 năm mục tiêu nhiệm kỳ. Tổng vốn đầu tư xã hội tăng 13,5% (kế hoạch từ 10,5-11%), đặc biệt thu hút đầu tư nước ngoài đạt 8,46 tỷ USD – cao nhất sau 30 năm mở cửa và hội nhập, là năm thứ 2 liên tiếp dẫn đầu cả nước. Khách du lịch đến Hà Nội tăng 10,1%, trong đó, khách du lịch quốc tế tăng 17%. Tổng thu từ khách du lịch đạt 103,812 nghìn tỷ đồng, tăng 34% so với năm 2018.
6. Nhiều thành tựu sau 10 năm triển khai chương trình xây dựng nông thôn mớiCùng với cả nước, sau 10 năm thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới và Chương trình số 02-CTr/TU của Thành ủy Hà Nội về phát triển nông nghiệp, xây dựng nông thôn mới, nâng cao đời sống nông dân, thành phố đã có 6 huyện được công nhận đạt chuẩn nông thôn mới, gồm: Đan Phượng, Đông Anh, Thanh Trì, Hoài Đức, Gia Lâm và Quốc Oai. Toàn thành phố có 356/386 xã (chiếm 92,2%) được công nhận đạt chuẩn nông thôn mới; có 11 xã đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao. Hạ tầng nông thôn phát triển đồng bộ, đời sống nông dân không ngừng được cải thiện và nâng cao, thu nhập bình quân đầu người khu vực nông thôn tiếp tục tăng lên, năm 2010 đạt 13 triệu đồng, năm 2018 tăng lên 46,5 triệu đồng. Tỷ lệ hộ nghèo khu vực nông thôn giả còn 1,81%.
7. Thể thao Việt Nam có một kỳ SEA Games thành công rực rỡĐoàn Thể thao Việt Nam thi đấu thành công vang dội tại SEA Games 2019, tổ chức tại Philippines từ 30/11 đến 11/12/2019 khi giành 98 Huy chương vàng, 85 Huy chương bạc và 105 Huy chương đồng, giúp Đoàn Thể thao Việt Nam đứng thứ 2 toàn đoàn. Lần đầu tiên bóng đá nam và nữ đều dành Huy chương vàng. Thành tích trong thể thao, thể hiện nỗ lực và khát vọng vươn tới những đỉnh cao và truyền cảm hứng mạnh mẽ cho cộng đồng.
Các vận động viên của Hà Nội vượt chỉ tiêu là đóng góp 30% tổng số Huy chương vàng của Đoàn thể thao Việt Nam. Đây là tiền đề thuận lợi để Hà Nội - Việt Nam đăng cai tổ chức thành công SEA Games 31 và Đại hội Thể thao Người khuyết tật Đông Nam Á lần thứ 11 (Para Games 11) vào năm 2021.
8. Hiện thực mục tiêu xây dựng chính phủ điện tửCổng dịch vụ Công quốc gia chính thức được vận hành, tạo một bước tiến dài trong cải cách cách hành chính và xây dựng Chính phủ điện tử, lấy người dân, doanh nghiệp làm trung tâm phục vụ. Tại Hà Nội, nhiều mục tiêu để hiện thực hóa mô hình chính quyền điện tử, hướng tới xây dựng thành phố thông minh, việc đẩy mạnh đầu tư hạ tầng kỹ thuật, ứng dụng công nghệ thông tin trong các cơ quan Nhà nước cũng đang được thành phố và các địa phương tích cực triển khai, đạt kết quả tích cực. Đến nay, các sở, ban, ngành, quận, huyện, thị xã và 584 xã, phường, thị trấn của TP đã vận hành hệ thống một cửa điện tử dùng chung ba cấp. Tỷ lệ dịch vụ công trực tuyến mức độ 3,4 ước đạt 100%. Triển khai khung tham chiếu ICT phát triển đô thị thông minh; hoàn thành việc kết nối, liên thông với Trục liên thông văn bản quốc gia.
9. Giáo dục Hà Nội tiếp tục dẫn đầu cả nướcNăm học 2018 - 2019, Hà Nội tiếp tục khẳng định vị trí dẫn đầu cả nước, giành thành tích cao trong các kỳ thi học sinh giỏi quốc gia, quốc tế với 239 giải và huy chương quốc tế; đạt 155 giải quốc gia. Đặc biệt trong các kỳ thi Olympic năm 2019, đã có 1 học sinh Hà Nội là học sinh Việt Nam lần đầu tiên đạt điểm tuyệt đối phần thi thực hành Olympic Hóa học, 1 học sinh đạt điểm cao nhất trong kỳ thi Olympic Thiên văn học và Vật lý thiên.
Trong kỳ thi THPT quốc gia năm 2019, Hà Nội là đơn vị có số bài thi đạt điểm 10 cao nhất cả nước với 166 bài. Tỷ lệ tốt nghiệp chung toàn thành phố là 96,18%. Hoạt động hợp tác quốc tế về GD&ĐT được tăng cường, mở rộng và phát triển mạnh về cả quy mô và chất lượng. Cơ sở vật chất, hạ tầng công nghệ thông tin tiếp tục được sự quan tâm, đầu tư của TP. Đến nay, tỷ lệ trường đạt chuẩn quốc gia toàn TP là 55,1%, trong đó công lập là 66,7%; đã công nhận được 19 trường chất lượng cao (trong đó có 14 trường công lập).
10. Cấp bách xử lý các vấn đề môi trường nghiêm trọngNăm 2019 xảy ra nhiều sự cố, vấn đề môi trường nghiêm trọng ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống người dân. Điển hình như vụ cháy tại Công ty Cổ phần Bóng đèn phích nước Rạng Đông (phường Hạ Đình, quận Thanh Xuân, Hà Nội) phát thải ra môi trường khối lượng ước tính 15-27,2kg thủy ngân tại một khu vực dân cư đông đúc; tình trạng ô nhiễm không khí ở mức mức nguy hại, nghiêm trọng liên tiếp xảy ra tại các thành phố lớn (Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh) tác động tiêu cực đến sức khỏe và môi trường sống của người dân…
Nhiều giải pháp để khắc phục tình trạng ô nhiễm không khí cũng được triển khai như lắp đặt các trạm quan trắc, tăng cường cảnh báo, trồng cây xanh… Tuy nhiên, các sự cố này tiếp tục đặt ra nhiều vấn đề cần giải quyết như việc di dời các cơ sở nhà máy ra khỏi nội đô; giải quyết tình trạng ô nhiễm từ khí thải các phương tiện tham gia giao thông, cơ sở sản xuất công nghiệp, công trình xây dựng…