Việt Nam vươn mình trong kỷ nguyên mới

1001 cách để chạm tới thành công cho sinh viên khởi nghiệp

Theo Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn
Chia sẻ Zalo

Muốn thành đạt, sinh viên năm nhất nên bắt đầu từ đâu? Câu hỏi này dường như là tâm tư cũng như là mục đích của hơn 400 bạn sinh viên năm nhất, Trường ĐHKHXH&NV, ĐHQGHN khi đăng ký tham dự chương trình giao lưu cựu sinh viên tiêu biểu và thành đạt với chủ đề "Chìa khóa thành công" diễn ra vào tối qua, ngày 26/10/2016 tại Hội trường tầng 8 nhà E.

Để gợi mở và gỡ rối cho các bạn sinh viên năm nhất, các cựu sinh viên, đại diện cho hàng ngàn cựu sinh viên của Trường ĐHKHXH&NV, ĐHQGHN đã sẻ chia nhiều kinh nghiệm qua góc nhìn của cá nhân mình.

Chìa khóa chạm tới thành công của các anh chị là gì?

 Cựu sinh viên Nguyễn Minh Đức, khóa 32 khoa Ngữ văn, Trường ĐH Tổng hợp Hà Nội, hiện tại đang là Tổng biên tập báo Kinh tế và Đô thị, Đại biểu Hội đồng Nhân dân Hà Nội khóa XV, nhiệm kỳ 2016-2021

Cựu sinh viên Nguyễn Minh Đức: Chìa khóa thành công đó là trang bị trình độ và kỹ năng chuyên môn tốt

Chuẩn bị cho mình hành trang và kỹ năng tốt về một chuyên ngành để có thể tự tin bước vào cuộc sống khi ra trường.

Thêm vào đó, hàng ngày nên dành thời gian đọc sách, sau này dù không còn học tập trên giảng đường nữa, các bạn cũng nên tạp thói quen trung bình mỗi ngày khoảng 30 phút tới 1 tiếng đọc để nạp các kiến thức mà mình còn chưa biết.

Cựu sinh viên Nguyễn Thu Hương, khóa 41 khoa Báo chí, Trường ĐHKHXH&NV, hiện là Tổng Giám đốc công ty truyền thông Nam Hương.

Cựu sinh viên Nguyễn Thu Hương: Ngay từ năm thứ nhất, tìm nơi thực tập có hình ảnh tương lai của mình

Ngay từ những năm đầu tiên, cá nhân mình đã sớm ý thức trong việc đi tìm các cơ hội thực tập. Các công việc mình hướng đến luôn gắn với chuyên môn mình đang học và có hình ảnh tương lai công việc của mình.

Tỉ lệ thực tập của mình thay đổi theo thời gian, ví dụ năm nhất mình phân bổ theo quy tắc 80-20 (80% thời gian dành cho học, 20% dành cho tham gia thực tập, cộng tác). Đến năm thứ 3, tỉ lệ thực tập tăng dần, chiếm khoảng 30-40% tổng quỹ thời gian của mình. Các bạn đừng để đến năm cuối mới thực tập, như vậy là quá trễ.

Khi thực tập, mình luôn hướng đến mục tiêu cá nhân sẽ là một phần không thể thiếu của đơn vị, đặc biệt là ở năm cuối.

"Trước khi ra trường mà có nhiều kinh nghiệm và các mối quan hệ xã hội, bạn sẽ dễ dàng có công việc tốt", cựu sinh viên Nguyễn Thu Hương chia sẻ.

Chìa khóa nào dành cho sinh viên năm nhất Trường ĐHKHXH&NV?

Cựu sinh viên Nguyễn Minh Đức: "Trong xã hội, những người ăn mày còn có thể kiếm sống, cớ sao chúng ta, những con người được đào tạo tại một ngôi trường đại học danh tiếng bậc nhất của cả nước lại không nghĩ tới thành đạt", cựu sinh viên Nguyễn Minh Đức chia sẻ với các bạn sinh viên năm chia sẻ.

Do đó, điều quan trọng nhất để chạm tay tới thành công đó chính là việc trang bị cho mình nhiều tri thức tốt để sẵn sàn bước vào xã hội. Các bạn cần phải khơi dậy trong mình niềm đam mê trong ngành học của mình.

Dẫu rằng Văn, Sử, Triết không phải là xu thế của chúng ta, nhưng thành công không phải do ngành học mà là ở bản thân các bạn, các bạn có tri thức gì trong đầu để phụng sự xã hội, đất nước

Cựu sinh viên Nguyễn Thu Hương: Để thành công hãy coi hoạt động xã hội là một phần không thể thiếu.

Việc này giống như chúng ta duy trì hai chân trong một cơ thể hoàn chỉnh, một chân tham gia các hoạt động cộng đồng, một chân duy trì kết quả học tập, nghiên cứu.

Cựu sinh viên Nguyễn Thu Hương chia sẻ: Những sinh viên tham gia nhiều hoạt động xã hội có xác xuất thành công cao hơn các sinh viên khác.
 Hai vị khách mời tại chương trình giao lưu

Sinh viên sử dụng chìa khóa của mình như thế nào?

Cựu sinh viên Nguyễn Minh Đức: Nhân sự tốt luôn được ưu ái trong quá trình tuyển dụng. Nhưng để làm sao trở thành nhân sự tốt? Đó là lựa chọn học hỏi từ những đơn vị nhỏ và công việc nhỏ, dần dần đắp thành nền móng vững trãi cho mình

"Để trở thành tổng biên tập của một tờ báo hiện nay, bản thân mình cũng phải trải qua giai đoạn viết báo, bán báo thuê..., điều này giúp cho chúng ta có những góc nhìn đa chiều về công việc của mình sau nay"cựu sinh viên Nguyễn Minh Đức chia sẻ.

Cựu sinh viên Nguyễn Minh Đức cũng nói thêm: "Thời đại ngày nay, nếu như bạn phải ngửa tay xin bố mẹ tiền để có một công việc cho mình thì bạn đã là một con người thất bại.".

 Sau phần giao lưu này, cựu sinh viên Nguyễn Minh Đức và Nguyễn Thu Hương đã có những phần quà dành cho các bạn sinh viên thuộc khu vực ảnh hưởng đợt lũ lụt vừa qua tại miền Trung có hoàn cảnh khó khăn và luôn nỗ lực vươn lên trong học tập.

Cựu sinh viên Nguyễn Thu Hương: Nhà tuyển dụng sẽ khó có thể nắm chi tiết các nội dung về các hoạt động bạn tham gia, họ thường để ý đến cách mà bạn thể hiện nó như thế nào.

Để tránh rơi vào vòng cuốn tràn lan của các hoạt động, các bạn nên xác định tương lai mình muốn là ai? điểm mạnh điểm yếu của mình?

Có một cách để đạt được thành công đó là tập trung vào điểm mạnh để trở thành "vô đối". Hãy tìm đến những hoạt động phục vụ mình trong tương lai và phát huy điểm mạnh và khẳng định mình.

Lời nhắn nhủ dành cho các bạn sinh viên năm nhất Trường ĐHKHXH&NV, ĐHQGHN

Cựu sinh viên Nguyễn Minh Đức: Cách đây 30 năm, ước mơ của tôi là lập thân, lập nghiệp tại Hà Nội, nhưng giờ đây, Hà Nội chỉ là một cái làng hẻo lánh của thế giới. Cơ hội việc làm của các bạn là toàn cầu. Thế hệ của các bạn là thế hệ của những công dân toàn cầu, do đó các bạn cần trang bị cho mình kiến thức, kỹ năng và cả ngoại ngữ để có thể giao lưu, kết nối, mở rộng cơ hội

Cựu sinh viên Nguyễn Thu HươngHãy tự tin thể hiện bản thân mình, gạt bỏ những suy nghĩ bản thân là thua kém mà phải dấn thân để chạm tới thành công. Các thế hệ cựu sinh viên Nhà trường sẽ luôn dang rộng vòng tay để chào đón các bạn.