Việt Nam vươn mình trong kỷ nguyên mới

181,4 triệu USD thực hiện chuyển trường tiểu học sang dạy học cả ngày

Chia sẻ Zalo

KTĐT - Theo dự thảo, tổng vốn của chương trình khoảng 181,4 triệu USD, trong đó vốn vay của Ngân hàng thế giới là 127 triệu USD.

KTĐT - Theo dự thảo, tổng vốn của chương trình khoảng 181,4 triệu USD, trong đó vốn vay của Ngân hàng thế giới là 127 triệu USD. 

Đây là dự thảo lần thứ 6 của Thông tư liên tịch giữa Bộ GD-ĐT và Bộ Tài chính hướng dẫn quản lý và sử dụng kinh phí thực hiện Chương trình bảo đảm chất lượng giáo dục trường học giai đoạn 2010-2015.

Chương trình này có mục tiêu nâng cao chất lượng giáo dục tiểu học ở Việt Nam bằng việc hỗ trợ của Chính phủ cho quá trình chuyển đổi sang mô hình dạy và học cả ngày, ưu tiên cho nhóm học sinh thuộc các địa phương có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn. Theo dự thảo, tổng vốn của chương trình khoảng 181,4 triệu USD, trong đó vốn vay của Ngân hàng thế giới là 127 triệu USD.

Dự thảo thông tư cũng nêu rõ về chi quỹ giáo dục nhà trường. Theo đó, hiệu trưởng nhà trường chịu trách nhiệm quản lý và chi tiêu quỹ theo các mục chi trong tổng số Quỹ giáo dục nhà trường chi duy tu cải tạo và sửa chữa nhỏ cơ sở vật chất nhà trường; bổ sung đồ dùng học tập phục vụ dạy - học cả ngày, sách giáo khoa và các loại tài liệu học tập; Chi hỗ trợ phí điện thoại, điện thắp sáng, nước uống học sinh; (không vượt quá 17% tổng quỹ giáo dục nhà trường); Chi thuê người nấu ăn và quản lí học sinh buổi trưa ở những nơi tổ chức ăn trưa tập trung; (không dưới 14% tổng quỹ giáo dục nhà trường); Chi tổ chức các hoạt động giáo dục ngoài giờ cho học sinh; (không vượt quá 24% tổng quỹ giáo dục nhà trường)... Ngoài các mục chi trên, các khoản chi khác từ nguồn quỹ này đều coi là không hợp lệ.

Đối với chi cho quỹ phúc lợi học sinh, hiệu trưởng nhà trường chịu trách nhiệm quản lý chi tiêu từ quỹ, có sự tham gia của đại diện hội cha mẹ học sinh nhà trường theo các mức chi trong tổng số Quỹ Phúc lợi chi cung cấp bữa ăn trưa cho học sinh có hoàn cảnh khó khăn, học sinh nghèo và học sinh các dân tộc thiểu số khi trường tổ chức dạy học cả ngày; (không dưới 80% tổng quỹ phúc lợi học sinh); Chi thuê người trợ giảng tiếng dân tộc giúp học sinh lớp 1 và 2 tăng cường tiếng Việt; Chi phần thưởng cho học sinh có hoàn cảnh khó khăn, học sinh nghèo và học sinh các dân tộc thiểu số đi học đều hoặc có kết quả học tập tốt; Chi thức ăn hoặc quần áo cho học sinh nghèo trong trường hợp có khó khăn đột xuất do thảm hoạ thiên nhiên, tai ương và thời tiết không thuận lợi. Ngoài các mục chi trên, các khoản chi khác từ nguồn quỹ này đều coi là không hợp lệ.