Việt Nam vươn mình trong kỷ nguyên mới

2018 môi trường hoạt động cho DN tốt hơn nhiều, vấn đề tự DN phải nỗ lực

Nguyên Anh
Chia sẻ Zalo

Kinhtedothi - Doanh nghiệp trong nước vẫn hạn chế cả về quy mô, năng lực điều hành, dẫn tới hạn chế về khả năng cạnh tranh…

Đây cũng là vấn đề được đề cập đến tại Diễn đàn doanh nghiệp 2018: Thích ứng trong môi trường kinh tế đang biến đổi do Phòng Thương mại Công nghiệp Việt Nam (VCCI) tổ chức chiều 7/12.
Theo đánh giá của VCCI, nhiều dự báo cho thấy trước mắt năm 2018 vẫn còn nhiều thách thức. Ngoài các yếu tố khách quan, còn là các vấn đề liên quan đến điểm yếu nội tại của nền kinh tế, từ mô hình kinh tế chủ yếu dựa trên lao động giá rẻ, trình độ công nghệ thấp; đất đai, tài nguyên thiên nhiên đang dần cạn kiệt, trong khi hiệu quả sử dụng chưa tăng đáng kể; DN trong nước vẫn hạn chế cả về quy mô, năng lực điều hành, dẫn tới hạn chế về khả năng cạnh tranh…
 Doanh nghiệp phỏng vấn lao động tìm việc tại Trung tâm giao dịch việc làm Hà Nội. Ảnh: Công Hùng
Hiện tại, dù có gần 700 ngàn DN đang hoạt động, nhưng trên 60% DN vẫn trong tình trạng kinh doanh không có lãi. Số DN thành lập mới tăng lên (11 tháng/2017 có 116 ngàn DN thành lập mới), nhưng số DN ngừng hoạt động và giải thể cũng chưa giảm như kỳ vọng…
Theo ông Nguyễn Hồng Long - Phó Trưởng ban Ban Chỉ đạo Đổi mới và Phát triển DN Trung ương để thực hiện theo Nghị quyết Trung ương 5, đưa DN tư nhân trở thành động lực của nền kinh tế, thời gian tới, Chính phủ sẽ thực hiện các giải pháp để tiếp tục đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính, cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh và thúc đẩy khởi nghiệp. Cùng với đó, Quốc hội đã ban hành Luật hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa, Luật này sẽ có hiệu lực thi hành từ ngày 1/1/2018. “Năm 2018 môi trường hoạt động cho DN sẽ tốt hơn rất nhiều so với năm 2017”, ông Long nhận định.
Trong khi đó, TS Phan Đức Hiếu, Phó Viện trưởng Viện Nghiên cứu Quản lý Kinh tế Trung ương, hiện quản trị của DN rất kém. Nếu chúng ta hội nhập trong bối cảnh khả năng cạnh tranh của DN đứng 110/128 quốc gia thì sẽ ra sao. Khả năng sáng tạo của DN Việt cũng thấp. Không thể dựa vào DN FDI, điều quan trọng là buộc phải nâng cao năng lực buộc phải cạnh tranh để có thể tham gia được vào chuỗi giá trị.
Phải bỏ thói kinh doanh dựa theo cảm tính, “nhỏ nhưng phải chuyên nghiệp”, trước khi trông chờ vào sự hỗ trợ của Chính phủ, bản thân DN cần phải tự cứu lấy mình.