Theo đó cuộc biểu tình diễn ra hôm 18/6, chỉ 1 ngày sau khi 100 nhà hoạt động tuần hành đến văn phòng đại diện của Trung Quốc tại Hong Kong để phản đối cái họ gọi là "bắt cóc xuyên biên giới". Tại cuộc biểu tình ngày 18/6, những người biểu tình hô vang khẩu hiệu "bảo vệ tự do báo chí, tự do xuất bản và tự do ngôn luận". Đồng thời yêu cầu Bắc Kinh thả Gui Minhai - quốc tịch Thụy Điển, một trong số 5 người bị tạm giữ vẫn còn đang ở Trung Quốc.
Người dân Hong Kong tham gia biểu tình phản đối Trung Quốc tạm giữ 5 người bán sách |
Trước đó, Gui đã xuất hiện trên truyền hình Trung Quốc hôm 17/1 và nói ông ra đầu thú cảnh sát. Ông này từng bị kết án 2 năm tù treo vì lái xe trong lúc say rượu, gây ra cái chết cho một nữ sinh viên 20 tuổi tại TP Ninh Ba, tỉnh Chiết Giang, năm 2004. Sau đó, ông trốn khỏi đại lục tháng 8/2006.
Còn đối tượng Lam Wing-kee, một người đã được trả tự do, hôm 16/6 chia sẻ với giới truyền thông, ông cho biết, mình đã bị bắt ở Trung Quốc và tạm giữ trong suốt hơn 8 tháng. Trong khi đó, đồng nghiệp Lee Bo, quốc tịch Anh, bị "bắt cóc từ Hong Kong". Theo Alvin Yeung – một nhà lập pháp thuộc Đảng Công dân ở Hong Kong, các vụ bắt người trên đang thách thức chính sách "một nước hai chế độ" mà Trung Quốc áp dụng với Hong Kong khi nơi này được Anh trao trả cho Trung Quốc năm vào 1997. 5 người làm việc cho nhà xuất bản đều mất tích trong năm ngoái rồi xuất hiện ở Trung Quốc đại lục sau đó. Họ đều làm việc tại Causeway Bay. Theo đó, Causeway Bay thường bán ấn phẩm chỉ trích giới lãnh đạo ở Bắc Kinh và chứa thông tin đời tư của các quan chức cấp cao cùng gia đình họ. Loại sách này bị cấm lưu hành ở Trung Quốc đại lục.