Việt Nam vươn mình trong kỷ nguyên mới

Ai Cập: Biểu tình lớn đòi Tổng thống Mubarak từ chức

Chia sẻ Zalo

KTĐT - Tình hình Ai Cập ngày càng diễn biến phức tạp. Làn sóng biểu tình đòi Tổng thống nước này Hosni Mubarak từ chức vẫn tiếp diễn với quy mô ngày càng lớn.

KTĐT - Tình hình Ai Cập ngày càng diễn biến phức tạp. Làn sóng biểu tình đòi Tổng thống nước này Hosni Mubarak từ chức vẫn tiếp diễn với quy mô ngày càng lớn.

Theo các nguồn tin nước ngoài, sáng 1/2, hàng nghìn người biểu tình đã tụ tập về trung tâm thủ đô Cairo và cho đến 8 giờ GMT ngày 1/2, đã có 10.000 người tập trung tại Cairo, chuẩn bị cho "cuộc tuần hành 1 triệu người" do phe đối lập phát động trong chiến dịch nhằm lật đổ Tổng thống Mubarak.

Bất chấp lệnh giới nghiêm được ban bố từ 15 giờ ngày 31/1 tới 8 giờ sáng 1/2, nhiều người biểu tình đã đến quảng trường Tahrir ở trung tâm Cairo, địa điểm tụ tập chính của người biểu tình.

Ngay khi trời sáng, hàng nghìn người đã đổ về khu vực này trong bối cảnh an ninh được thắt chặt, đòi Tổng thống Mubarak phải công bố một số cải cách về chính trị và kinh tế, và thậm chi đòi ông phải từ chức.

Trong khi đó, một cuộc tuần hành khác với sự tham dự của 1 triệu người cũng được lên kế hoạch tại thành phố cảng Alexandria bên bờ Địa Trung Hải.

Những người tổ chức biểu tình đã tuyên bố một cuộc
tổng bãi công vô thời hạn và kêu gọi tiến hành cuộc tuần hành quy mô lớn. Một vài người biểu tình còn tuyên bố "tử thủ" ở quảng trường Tahrir cho đến khi Tổng thống từ chức.

Theo ước tính của Cao ủy Liên hợp quốc về quyền con người Navi Pillay, số người bị thương vong ngày càng tăng, và cho đến nay, đã có khoảng 300 người bị thiệt mạng, hơn 3.000 người bị thương và hàng trăm người bị bắt giữ.

Đây là ngày thứ tám nổ ra làn sóng biểu tình lớn chưa từng có chống chính phủ ở Ai Cập trong vòng bathập kỷ qua, làm ít nhất 125 người thiệt mạng.

Cùng ngày, phát biểu trên kênh truyền hình Al-Arabiya, ông Mohamed ElBaradei, cựu Tổng giám đốc Cơ quan năng lượng nguyên tử quốc tế (IAEA), lãnh đạo lực lượng đối lập ở Ai Cập vừa từ nước ngoài trở về Cairo, tuyên bố Tổng thống Mubarak cần phải từ chức vào ngày 4/2 tới.

Ông cho biết "những người biểu tình muốn Tổng thống Mubarak từ chức nếu không phải trong ngày 1/2 thì hạn chót sẽ là ngày 4/2."

Ông nói: "Tôi hy vọng Tổng thống Mubarak sẽ ra đi trước ngày 4/2 và rời khỏi Ai Cập sau 30 năm nắm quyền, trước khi bắt đầu một cuộc đàm phán giữa phe đối lập và chính phủ.

Trong khi đó, Mỹ - nước vốn coi Ai Cập là đồng minh loại nhất nhì của mình, lại có phản ứng khá bất ngờ.

Mỹ đã thúc giục Chính phủ Ai Cập có những hành động "vì sự thay đổi," đồng thời từ chối tuyên bố về sự ủng hộ Tổng thống Ai Cập Mubarak tiếp tục cầm quyền tại quốc gia Trung Đông này.

Người phát ngôn Nhà Trắng Robert Gibbs nêu rõ: "Washington sẽ không lựa chọn giữa những người trên đường phố và những người trong Chính phủ Ai Cập," đồng thời khẳng định kết quả làn sóng biểu tình hiện nay không phụ thuộc vào Mỹ mà phụ thuộc vào "chính người dân nước này."

Ngày 31/1, phát biểu sau một phiên họp kín của Thượng viện Mỹ về các cuộc biểu tình căng thẳng suốt tuần qua tại Ai Cập đòi hạ bệ Tổng thống Mubarak, Thượng nghị sỹ hàng đầu của Mỹ Bill Nelson nói ông Mubarak "sẽ phải ra đi"./.